Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 23 tháng 6 năm 2024  
Thứ hai, ngày 28 tháng 2 năm 2022 | 11:17

Vành đai xanh giữa lòng đô thị

Đến Đình Bảng (thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) hôm nay, giữa những khu đô thị với tòa nhà bề thế, nằm kề bên con đường xe cộ sầm uất, những vườn đào, vườn lan... đua sắc nở trong tiết xuân khiến cho lòng người dịu lại.

Phát triển kinh tế vườn theo hướng đô thị hóa đang được Hội Làm vườn phường Đình Bảng vận động hội viên, nông dân thực hiện nhằm tạo ra vành đai xanh cho thành phố.

Chuyển mình cùng nông dân

Dẫn chúng tôi đi trên con đường xuyên qua khu vườn cây cối xanh tươi thuộc khu phố Trung Hòa - Bà La, ông Nguyễn Văn Hoành, Chủ tịch Hội Làm vườn phường Đình Bảng, chia sẻ: Những năm 1989-1990, khi người dân vẫn chú trọng đến trồng cây lương thực, thực phẩm, số làm trang trại chỉ “đếm trên đầu ngón tay” thì Hội Làm vườn đã đề ra phương châm hoạt động: Cải tạo vườn tạp, ao hoang, chuồng cũ, bỏ cây trồng kém chất lượng, năng suất thấp để xây dựng mô hình trang trại VAC theo hướng thâm canh; tập trung phát triển cây, con đặc sản cho giá trị kinh tế cao kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản...

 

nhiều-nhà-vườn-ở-đình-bảng-trồng-các-loại-hoa-cây-cảnh-có-giá-trị-cao-phục-vụ-tiêu-dùng-đô-thị.jpg
Nhiều nhà vườn ở Đình Bảng trồng các loại hoa, cây cảnh có giá trị cao phục vụ tiêu dùng đô thị.

 

Tới nay, Hội có hơn 30 năm đồng hành với người nông dân chuyển mình theo từng giai đoạn phát triển. Là một trong những phường trung tâm của thành phố Từ Sơn, sản xuất nông nghiệp ở Đình Bảng chịu tác động ở 2 mặt: các ngành công nghiệp, dịch vụ thu hút lượng lớn lao động trong nông nghiệp chuyển sang và diện tích đất canh tác bị thu hẹp, xen kẹp, ảnh hưởng tới tưới tiêu, thủy lợi. Tuy nhiên, đô thị hóa cũng mang lại cơ hội của thị trường rộng mở.

Hội Làm vườn Đình Bảng đã triển khai nhiều nội dung để người nông dân thích ứng, bám đất làm vườn, nhất là chú trọng vận động hội viên và nhân dân chuyển từ trồng lúa sang sản xuất các loại hoa cảnh như đào, ly, cúc, thược dược... bên cạnh duy trì các mô hình sản xuất VAC, cây ăn quả, rau công nghệ cao theo hướng an toàn. Hàng năm, Hội phối hợp tập huấn chính sách hỗ trợ của tỉnh về phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2014 - 2020 và chuyển giao khoa học kỹ thuật mới cho 157 thành viên tại 8 Chi hội.

Nhằm huy động nội lực tạo vốn cho hội viên sản xuất, Hội Làm vườn Đình Bảng duy trì nguồn quỹ Hội hơn 3,5 tỷ đồng/ năm, lãi suất đầu ra cho hội viên vay là 0,75%/tháng. Nhờ vậy, phong trào làm vườn ở Đình Bảng vẫn duy trì khá tốt, toàn phường có 81ha hoa đào, 22ha rau màu và cây ăn quả, 82ha ao nuôi thủy sản,  tổng giá trị sản xuất nông nghiệp và thủy sản đạt 147,8 triệu đồng/ha/năm.

 

huy-2465-1612342108.jpg
Vườn cây cảnh ở Đình Bảng đón sắc suân. Ảnh: G. Huy.

 

Nhân rộng các mô hình điểm

Là một trong số những người tiên phong làm kinh tế vườn, bà Nguyễn Thị Thu, Giám đốc Công ty TNHH Cửu Long, chia sẻ: “Năm 1990, khi diện tích canh tác lúa của phường còn nhiều, gia đình thuê 1,2ha đất làm trang trại trồng hoa và nuôi 8.000 con gà đẻ trứng. Trên cơ sở phân tích thị trường, tôi quyết định chỉ tập trung vào trồng các loại hoa có giá trị cao, nhu cầu khách hàng khá lớn. Vì vậy, tôi mạnh dạn thực hiện dự án xây dựng nhà kính trồng hoa cao cấp như đồng tiền, hoa ly, hoa lan hồ điệp… với sự hỗ trợ kỹ thuật của Sở Khoa học và Công nghệ. Đến năm 2007, tôi thuê thêm 4,7 ha đất trồng cây cảnh, cây bonsai và thành lập công ty để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao kết hợp với du lịch sinh thái. Điểm nhấn là khu trải nghiệm mô hình giáo dục thông minh với các hoạt động như khám phá mê cung hoa, tự làm nông nghiệp, lội suối và bắt cá… Khu du lịch sinh thái với hoạt động chính là nhà hàng ẩm thực và văn hóa Quan họ. Khu du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với du lịch tâm linh, khám phá văn hóa xứ Kinh Bắc”. Hiện nay, mô hình của Công ty TNHH Cửu Long được nhiều du khách trong và ngoài tỉnh quan tâm, trở thành điểm sáng để các hội viên học tập.

 

Qua từng giai đoạn phát triển, cán bộ, hội viên Hội Làm vườn phường Đình Bảng đã xây dựng thành công nhiều mô hình kinh tế như: VAC, VACB (vườn - ao - chuồng - hầm khí sinh học biogas),  trang trại trồng hoa, cây ăn quả… 

“Phát huy kết quả đạt được, Hội tiếp tục hỗ trợ hội viên xây dựng các mô hình VAC, trang trại sinh thái; làm tốt công tác tham mưu, chỉ đạo, thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, phối hợp tổ chức hiệu quả các hoạt động dịch vụ, dạy nghề, tư vấn, hỗ trợ hội viên nông dân; đưa  tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, góp phần phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương”, ông Nguyễn Văn Hoành, Chủ tịch Hội Làm vườn phường Đình Bảng, cho biết.

 

Trong khi đó, gia đình bà Trần Thị Liên, khu phố Bà La, gắn bó với nghề trồng đào  hơn 10 năm nay. “Khi công nghiệp về làng, chúng tôi đều đã lỡ tuổi, không thể xin việc vào doanh nghiệp nên chỉ canh tác trên vài sào lúa, giá trị bấp bênh. Chúng tôi chuyển hướng trồng cây đào với khoảng 130 gốc cả đào cành và đào thế. Với việc nghiên cứu kỹ thuật các khâu từ xuống giống, bón phân, tạo thế, tuốt lá..., dần dà chúng tôi có nhiều vụ thu hoạch khá, từ đấy thêm yêu nghề, yêu hoa”, bà Liên kể.  

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, thị trường, đặc biệt là dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, giá các loại vật tư, phân bón, thức ăn chăn nuôi tăng cao và không ổn định gây bất lợi cho sản xuất kinh doanh VAC, trang trại. Hiện nay, chủ các trang trại mong muốn được hỗ trợ về nguồn vốn (vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp) và ưu đãi về thuế (giảm tiền cho thuê đất...)...

Đồng thời, mở nhiều lớp tập huấn hướng dẫn hội viên, chủ trang trại ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất VAC. Đẩy mạnh liên kết, liên doanh, tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm, chú trọng vào những sản phẩm, cây hoa phù hợp với đô thị. Phổ biến chính sách hỗ trợ, hướng dẫn sử dụng đồng vốn hiệu quả, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động và tăng thu nhập cho hội viên. Để từ đó, phong trào kinh tế vườn ở Đình Bảng tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp địa phương, bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái bền vững.

 

 

Huyền Thương
Ý kiến bạn đọc
  • Cần ngăn dịch tả lợn châu Phi lan rộng

    Cần ngăn dịch tả lợn châu Phi lan rộng

    Từ đầu năm 2024 đến nay, dịch tả lợn châu Phi có chiều hướng bùng phát, lan rộng tại nhiều tỉnh phía Bắc, ngành chức năng địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ đàn lợn trên địa bàn...

  • Diễn Châu thực hiện nhiều giải pháp đảm bảo an toàn cho lúa hè thu

    Diễn Châu thực hiện nhiều giải pháp đảm bảo an toàn cho lúa hè thu

    Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, ngành Nông nghiệp và các địa phương tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) đang có nhiều giải pháp ngăn chặn dịch hại để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

  • Yara Việt Nam: Hành trình kiến tạo môi trường xanh và nông nghiệp bền vững

    Yara Việt Nam: Hành trình kiến tạo môi trường xanh và nông nghiệp bền vững

    Ngày 14/6/2024, Yara Việt Nam đã ghi dấu ấn mạnh mẽ tại Hội nghị "Hiện trạng và định hướng quản lý sức khỏe đất hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững", được tổ chức bởi Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT). Hội nghị này là minh chứng rõ nét cho cam kết của Yara trong việc phát triển nền nông nghiệp bền vững, bảo vệ sức khỏe đất, và đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

  • Độc đáo vườn vải thiều trĩu quả, 30 năm không mất mùa

    Độc đáo vườn vải thiều trĩu quả, 30 năm không mất mùa

    Năm nay, nhiều vườn vải thiều không ra quả thì hộ bà Diệp Thị Sênh, thôn Trại 1, xã Phượng Sơn (Lục Ngạn) vẫn có thu nhập cao. Đặc biệt, những cây vải được gia đình bà trồng từ năm 1992 song chưa bao giờ mất mùa.

  • Hiệu quả từ chuyển đổi làm muối sang trồng táo ở Bàng La

    Hiệu quả từ chuyển đổi làm muối sang trồng táo ở Bàng La

    Sau bao thế hệ gắn bó, diêm dân phường Bàng La (quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng) hiện không còn mặn mà với nghề làm muối. Những ruộng muối trắng ngần khi xưa, nay dần thay thế bằng những vườn táo xanh mướt, trĩu quả.

  • “Vua” cá chình ở Cà Mau

    “Vua” cá chình ở Cà Mau

    Với hơn 20 năm gắn bó với con cá chình, ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh, 67 tuổi, ngụ ấp 3, xã Tân Thành, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) đã thành công với loài cá này, mỗi năm cho thu nhập trên 1,5 tỉ đồng.

Top