Cuối tháng 3, trở về miền biển Diễn Ngọc (Diễn Châu, Nghệ An), không chỉ được ngửi mùi cá nướng, mùi nước mắm… đặc trưng, còn “rợp mắt” trước những chiếc bánh đa nem dọc các ngõ, xóm.
Nghề tráng bánh ram (bánh đa nem) vốn là một nghề truyền thống của người dân miền biển Diễn Ngọc.
Những ngày này, tranh thủ thời tiết nắng nóng, các hộ dân nơi này lại tất bật làm bánh. Từ cánh đồng, đường làng được người dân tận dụng để phơi bánh.
Nguyên liệu làm bánh đa nem là gạo, đường và muối. Các công đoạn làm bánh không quá phức tạp nhưng để bánh dẻo, bắt mắt, đáp ứng được khẩu vị của người tiêu dùng cần có kỹ thuật và kinh nghiệm, bột xay phải nhuyễn.
Bánh sau khi làm xong được rải lên những chiếc phên tre để đưa đi phơi. Công việc phơi bánh nghe qua tưởng chừng như đơn giản nhưng rất cần sự kiên trì và chịu khó.
Bánh làm vào buổi sáng sớm, giúp bánh có độ khô vừa phải. Chính vì vậy, để bánh kịp đón nắng, gia đình bà Phùng Thị Lan (xóm Trung Yên) phải thức dậy từ lúc 4h sáng để tráng bánh. Đến 8h, bánh tráng xong được phơi ở các con đường quanh xóm.
Phơi bánh là khâu quan trọng nhất, quyết định chất lượng sản phẩm. Bánh phơi phải được lật trở đều tay. Những hôm nắng nam thì phải nhanh tay thu gom để bánh không bị quá giòn, đứt gãy. Bánh không đủ nắng sẽ bị ỉu và xỉn màu.
Để những chiếc phên bánh đa nem được khô đều thì cứ khoảng 1 tiếng là đảo phên. Những ngày nắng hanh, chỉ cần phơi 2 giờ là có thể thu phên.
Bà Lan cho biết thêm, trước đây gia đình tráng bánh bằng tay. Một ngày chỉ tráng được khoảng 70 – 100kg, rất vất vả và cực nhọc. Nhưng từ khi sử dụng máy tráng bằng điện thì bánh tráng có năng suất và chất lượng hơn.
Mỗi ngày, gia đình bà làm được 3,5 tạ bánh đa nem, mỗi xấp bánh được bán với giá 2.000đ/xấp. Nếu bán theo cân thì có giá 28.000đ/kg.
Sau khi trừ chi phí mua nguyên liệu, thuê nhân công, tiền điện... cho thu nhập khoảng hơn 1triệu đồng.
Bánh đa nem xã Diễn Ngọc thu hút được nhiều khách hàng vì không sử dụng hóa chất, đặc biệt bánh ở đây có độ dai ngon và dễ cuốn.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…