Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 24 tháng 10 năm 2019 | 23:4

Việt Nam tăng vượt bậc về Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật

Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) vừa mới công bố Báo cáo cạnh tranh toàn cầu năm 2019, theo đó vị trí xếp hạng của Việt Nam về chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật năm 2019 (Chỉ số B1) trên toàn cầu có sự cải thiện vượt bậc, xếp thứ 79/141.

Đây là thành tích đã đạt và vượt chỉ tiêu mà Chính phủ đề ra trong Nghị quyết số 02/NQ-CP (năm 2019 tăng ít nhất 02 bậc). Việt Nam lần đầu tiên vươn lên nửa trên của bảng xếp hạng thế giới về chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu, đạt vị trí 67/141 nền kinh tế được xếp hạng, tăng 10 bậc so với năm 2018.
 
Để thúc đẩy sự vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ngành và địa phương trong việc cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật, nâng cao xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia, ngày 09/11/2018, Chính phủ đã ban hành “Nghị quyết số 139/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp”.
 
Tiếp đó, ngày 01/01/2019, Chính phủ ban hành “Nghị quyết số 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021”. Tại điểm b khoản 1 Mục III của Nghị quyết số 02/NQ-CP, Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện nhiệm vụ “Nâng xếp hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật”  đến năm 2012 từ 05 - 10 bậc; năm 2019 ít nhất 02 bậc.
 
Thực hiện nhiệm vụ này, Bộ Tư pháp đã tích cực chủ động xây dựng kế hoạch hành động, nghiên cứu, ban hành hướng dẫn chi tiết các Bộ, ngành địa phương trong toàn quốc thực hiện thống nhất hiệu quả các giải pháp, chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và địa phương trên toàn quốc tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp theo hướng dẫn để giảm chi phí tuân thủ pháp luật, nâng xếp hạng chỉ số B1 như: tiến hành rà soát, đánh giá các quy định pháp luật liên quan đến chi phí tuân thủ pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ, ngành và địa phương; tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp trực tiếp liên quan đến cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật; tổ chức đối thoại cùng doanh nghiệp bàn giải pháp giảm chi phí tuân thủ pháp luật; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong thực thi công vụ, xử lý nghiêm minh các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực trong thi hành pháp luật; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là trong các lĩnh vực phát sinh chi phí tuân thủ pháp luật…
nguoi-dan-hai-long-ve-chat-luong-phuc-vu-tai-trung-tam-phuc-vu-hanh-chinh-cong-tinh.jpg
Năm 2019, Việt Nam tăng 17 bậc về Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật (ảnh internet).
Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), năm 2018 xếp hạng môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của Việt Nam ở mức trung bình khá trên bình diện quốc tế (xếp thứ hạng 69/190 về môi trường kinh doanh, thứ hạng 77/140 về năng lực cạnh tranh). Trong khu vực ASEAN, Việt Nam chưa được xếp vào nhóm 04 nước dẫn đầu (Việt Nam đứng thứ 05 về môi trường kinh doanh, thứ 07 về năng lực cạnh tranh).
 
Bên cạnh một số chỉ số có mức cải thiện thứ hạng nhanh, vẫn còn nhiều chỉ số cải thiện thứ hạng còn chậm. Báo cáo cạnh tranh toàn cầu năm 2018 của WEF đã xếp thứ hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật (gọi tắt là Chỉ số B1) của Việt Nam tương đối thấp, đứng thứ 96/140 nền kinh tế, đứng thứ 9/9 nước ASEAN (sau Brunei và Philippines). Việc đánh giá, xếp hạng Chỉ số B1 là hoạt động thường niên do WEF thực hiện, thu thập và tổng hợp ý kiến cảm nhận (thông qua trả lời Phiếu khảo sát) về mức độ tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho doanh nghiệp trong tuân thủ những quy định của pháp luật.
 
Chỉ số B1 là một trong những chỉ số quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia vì nếu gánh nặng chi phí tuân thủ pháp luật mà các doanh nghiệp phải gánh chịu lớn do quy định pháp luật phức tạp, đặt ra nhiều yêu cầu, điều kiện, do mức phí và lệ phí không hợp lý thì sẽ tạo ra chi phí hành chính, chi phí đầu tư, phí và lệ phí cao; quy định pháp luật không rõ ràng, không khả thi sẽ tạo thêm chi phí cơ hội và chi phí không chính thức cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nếu  việc tổ chức thi hành pháp luật không tốt sẽ làm gia tăng chi phí hành chính, chi phí không chính thức hoặc chi phí rủi ro pháp lý, làm mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này gây tốn kém cho doanh nghiệp, cản trở các doanh nghiệp đầu tư, hạn chế năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cản trở phát triển kinh tế - xã hội.
 
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự quyết tâm, nỗ lực trong hành động của Bộ Tư pháp, của các Bộ, ngành, địa phương, năm 2019, chỉ số B1 của Việt Nam đã được nâng cao về điểm số và thứ hạng, góp phần nâng cao xếp hạng về năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam.
 
 
 
 
Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top