Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 3 tháng 2 năm 2021 | 23:34

Vui, buồn thị trường hoa, quả phục vụ Tết Tân Sửu 2021

Sắp đến Tết Nguyên đán Tân Sửu-2021 nhiều nhà vườn trồng hoa, quả phục vụ tết ở ĐBSCL đang khẩn trương chăm chút để phục vụ du khách. Tuy nhiên, cùng với niềm vui được giá của một số loại hoa thì một số loại quả lại bị giảm giá khiến nhà vườn buồn.

 Anh Lê Hoàng Thành hy vọng mùa hoa Tết năm nay sẽ thắng lợi.

 

Hoa chất lượng, được giá bán

Những ngày giáp Tết, anh Lê Hoàng Thành, ở ấp Trà Canh B, xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) không giấu được niềm vui, bởi hơn 2.000 chậu hoa kiểng các loại của gia đình đều phát triển tốt, cho hoa đẹp. Theo anh Thành, tùy loại hoa, chậu lớn, chậu nhỏ sẽ có giá khác nhau, từ vài chục ngàn, đến vài trăm ngàn đồng, thậm chí cả triệu đồng. Hiện đã có 800 chậu hoa vạn thọ được thương lái đến đặt mua. Các chậu hoa kiểng còn lại, anh mang ra trung tâm thành phố Sóc Trăng bán. 

Cũng tại xã Thuận Hòa, ông Nguyễn Hoàng Em trồng hơn 5.000 chậu hoa kiểng các loại để phục vụ bà con đón năm mới. Ông Em cho biết, thời tiết giáp tết thuận lợi, cây trổ hoa đẹp và chất lượng. Ngoài ra, chi phí đầu tư thấp nên nhà vườn rất phấn khởi. Khoảng 25 Tết sẽ đưa ra thị trường tiêu thụ. Tôi kỳ vọng năm nay giá có thể cao hơn.

Không chỉ ở huyện Châu Thành, các nhà vườn ở tỉnh Sóc Trăng đều rất khẩn trương chăm chút hoa kiểng sao cho bắt mắt để phục vụ người tiêu dùng. Tết Nguyên đán Tân Sửu năm nay, các nhà vườn trên địa bàn thị xã Ngã Năm đã chuẩn bị hơn 150.000 chậu hoa vạn thọ bán phục vụ cho bà con đón xuân. Hai năm nay nhiều nhà vườn ở thị xã đã mạnh dạn thuê những mảnh đất dọc theo tuyến lộ giao thông để trồng, nhằm dễ dàng khi vận chuyển, mua bán.

 

 Năm nay cúc mâm xôi (làng hoa Sa Đéc) nở đúng thời điểm nên được mùa, được giá.

 

Còn tại làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp) được coi là "thủ phủ hoa" của miền Tây Nam Bộ những ngày giáp tết không khí lại càng bất bật nhộn nhịp hơn, vì đây là vụ hoa được mong chờ nhất trong năm của người dân làng hoa. Làng hoa có diện tích trồng hoa trên 500 ha với trên 2.000 hộ theo nghề, trồng khoảng 2.000 loài hoa, cây cảnh khác nhau.

Ông Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Ðồng Tháp cho biết, du khách ngày càng tìm đến làng hoa Sa Ðéc khiến cho thành phố hoa trở nên nhộn nhịp, nhất là vào dịp Tết. Năm 2019, lượng du khách đến tham quan tại Sa Ðéc đã đạt gần 800 nghìn lượt, trong đó có hơn 56 nghìn lượt khách quốc tế. Lo ngại làng hoa sẽ "mất" đi trong tương lai, nên tỉnh đã chỉ đạo địa phương có nhiều giải pháp chú trọng việc khôi phục nghề trồng hoa, quy hoạch làng hoa bài bản và hỗ trợ để phát triển làng hoa bền vững.

Mặc dù, dịch Covid -19 chưa lắng dịu, nhưng do hoa kiểng Tết ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre đạt chất lượng cao và ra hoa đúng vào dịp Tết Nguyên đán, nên đầu ra sản phẩm ổn định. Ở thời điểm này, 80% diện tích hoa kiểng ở Bến Tre đã được tiêu thụ, nông dân phấn khởi.

 

 Nông dân ở Bến Tre hối hả thu hoạch vụ hoa Tết. (ảnh: VOV).

 

Vụ hoa kiểng Tết Tân Sửu 2021, nông dân huyện Chợ Lách trồng khoảng 8 triệu sản phẩm hoa kiểng các loại, giảm 20% so cùng vụ năm ngoái. Nhờ áp dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật canh tác và thời tiết thuận lợi, nên đa số các ruộng hoa kiểng ở huyện Chợ Lách tươi tốt, ra hoa đúng Tết. Do trúng mùa, nên nhiều nông dân trồng hoa có nguồn thu nhập trên 500 triệu đồng, thậm chí gần 1 tỷ đồng.

Ông Phạm Anh Linh, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Lách cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang bùng phát, thị trường có thu hẹp nhưng đầu ra của hoa kiểng Tết năm nay khá thuận lợi, tạo thu nhập tốt cho nhà nông. Hiện tại hoa 80% diện tích hoa đã được bán tại vườn. Dù giá hoa không cao, không tăng đột biến nhưng trong tình hình dịch bệnh hiện nay như vậy là rất tốt.

Sợ rớt giá

Khác với mặt hàng hoa, theo một số HTX, nhà vườn trồng bưởi ở Bến Tre, Tiền Giang cho biết, năm nay nguồn bưởi Tết dồi dào, mẫu mã đẹp nhưng sức mua khá chậm, khả năng giá sẽ thấp hơn Tết 2020 khoảng 25% - 30%.

Theo ông Lê Minh Sang, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX cây ăn trái Tân Mỹ, HTX chuẩn bị lượng bưởi Tết tương đương năm 2020 (khoảng 70 tấn), chủ yếu bán cho các hệ thống siêu thị, cửa hàng thực phẩm an toàn. Đến thời điểm này giá bán vẫn còn chờ diễn biến thị trường. Tuy nhiên, chắc chắn giá sẽ không cao, ít nhất rẻ hơn cùng kỳ 15.000 - 20.000 đồng/kg.

 

 Trái cây được nhà vườn tạo hình trong khuôn chuẩn bị ra chợ tết.

 

Ông Võ Trung Thành, Chủ nhiệm CLB Trái cây tạo hình ấp Phú Trí A (xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang), cho biết, để có bưởi hồ lô bán vào dịp Tết nguyên đán thì phải xử lý cây bưởi ra hoa vào cuối tháng 5 âm lịch. Nhưng vì thời tiết bất lợi, trong 4 mảnh vườn trồng bưởi hồ lô chỉ có một mảnh vườn cho trái đúng như ý, còn lại đều thất bại.

Cũng theo ông Thành, những năm gần đây, do khai thác vườn bưởi liên tục phục vụ cho việc tạo hình nên nhiều vườn bưởi trong CLB bị lão hóa, sâu bệnh, năng suất giảm dẫn đến việc một số thành viên phải đốn bỏ để trồng mới. Chính những khó khăn trên dẫn tới sản lượng bưởi hồ lô trong CLB Trái cây tạo hình ấp Phú Trí A cung ứng cho thị trường giảm đến 90%.

Do ảnh hưởng bởi hạn, mặn nên nhiều địa phương trồng dừa, bưởi tạo hình phục vụ Tết ở Bến Tre cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng, tỉ lệ đậu trái thấp. Theo ông Huỳnh Thanh Tâm (ngụ xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre), ban đầu, ông định tạo hình khoảng 3.000 trái cây các loại để phục vụ thị trường Tết nhưng số trái đạt chỉ chừng dưới 2.000 trái. Nhiều hộ trồng khác cũng gặp cảnh tương tự.

Tuy nhiên, ông Tâm lo lắng, Tết năm nay, tôi dự định cung ứng khoảng 500 trái bưởi tạo hình in chữ tài - lộc, phúc - lộc - thọ, thỏi vàng và khoảng 1.500 trái dừa hồ lô tài - lộc. Do tình hình dịch Covid-19 nên hiện số lượng đặt hàng ít hơn năm 2020.

 

 Nông dân xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre tạo hình bưởi hồ lô.

 

Tại nhiều địa phương ở quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ, người lai tạo được giống cây nho thân gỗ đang tất bật chuẩn bị đơn hàng dịp Tết. Theo ông Huỳnh Công Thống (ngụ phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt), nho thân gỗ có hình dáng giống trái sung, hương như rượu vang, từ vỏ đến hạt đều ăn được và có cả 3 vị chát, chua và ngọt. Loại trái này đã gây sốt thị trường trong dịp Tết nguyên đán 2019 nên được nhiều người trồng.

Ông Thống tâm sự, tôi đã chuẩn bị 200 chậu nho thân gỗ, loại cao từ 1-2 m, giá bán từ 2-50 triệu đồng/chậu. Cây có giá 2 triệu đồng có khoảng 300g trái, còn cây có giá 50 triệu đồng khoảng 4 kg trái.

Tuy nhiên, sản lượng nho thân gỗ dự kiến cung cấp tăng gấp 4 lần so với Tết nguyên đán 2020 nên nhiều nông dân cũng đang lo cảnh được mùa mất giá. Hiện, nhiều khách hàng ở TP HCM đã ký hợp đồng mua nho thân gỗ với nhà vườn ở quận Thốt Nốt nhưng giá giảm khoảng 30% so với Tết năm ngoái.

 

 

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top