Sau khi trồng thành công cây mắc ca ở Cao Lộc, cho thu nhập cao, một chủ vườn đã tiếp tục sản xuất cây giống, để phục bà con trong vùng.
Ông Lục Văn Bằng, dân tộc Nùng, thôn Nà Tân, xã Hoàng Đồng, TP. Lạng Sơn (Lạng Sơn), cho biết, ông vốn là dân xây dựng. Song, rất đam mê cây mắc ca, nên đã chuyển nghề, và liên kết với bạn bè, trồng thành công vườn mắc ca 6ha.
Ông Lục Văn Bằng chăm sóc vườn cây giống.
Hiện, vườn đã 5 năm tuổi, cho thu hoạch ổn định 2 năm nay. Dự kiến, năm 2020 sẽ thu 8 – 9 tấn mắc ca.
Nhận thấy cây mắc ca rất thích hợp với khu vực Đông Bắc bộ, và đang phát triển mạnh. Do vậy, năm 2019, ông đã xây dựng vườn ươm cây giống 4.000m2, để cung cấp cho bà con trong vùng, nhất là đồng bào dân tộc Tày, Nùng, quê hương ông.
Theo đó, cây bố mẹ lấy ở vườn của gia đình, cây thực sinh đã gieo hơn 1 năm nay. Chủ yếu là những giống thích hợp với khu vực Đông Bắc bộ như: QN1, 816, 849, 0C, A38 (khu vực Tây Nguyên gọi là giống Đa Đao).
Trong đó, QN là giống nổi trội nhất, bông dài, hạt mẩy, nhân to, vỏ mỏng, được bà con vùng Đông Bắc ưa chuộng. Đây cũng là cây chiếm số lượng nhiều nhất, trong khu vườn 6ha của gia đình ông. Các giống còn lại, đều có những ưu điểm khác biệt, bổ sung thêm cho giống QN.
Mặt khác, QN còn có ưu điểm chịu sương gió, giá lạnh của vùng Đông Bắc bộ rất tốt. Nhất là đầu năm 2020, mưa phùn, gió bấc nhiều, nhưng tỷ lệ đậu trái của dòng cây này vẫn cao. Ngoài ra, đây còn là giống do Trung Quốc lai tạo, nên rất phù hợp với khu vực Đông Bắc bộ của Việt Nam.
“Do mới đi vào hoạt động, nên vườn giống mới ươm được 1 vạn cây, chồi ghép đã cao 30cm, đủ tiêu chuẩn xuất vườn.
Song, do ảnh hưởng của dịch Covid–19, nên mới xuất được trên 4.000 cây, chủ yếu cho đồng bào dân tộc Tày, Nùng và đồng bào Kinh, giá bán tại vườn 65.000 đồng/cây”, ông Bằng cho biết thêm.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…