Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 3 tháng 7 năm 2022 | 21:59

Xăng dầu tăng giá, nhiều tàu cá ở ĐBSCL gặp khó

Thời gian gần đây, giá xăng, dầu liên tục tăng cao làm cho hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL gặp khó khăn. Số lượng tàu cá tạm ngưng hoạt động ngày càng nhiều, khiến sản lượng khai thác thủy sản giảm, các nhà máy chế biến cũng gặp khó.

Đầu vào đồng loạt tăng giá

Hiện nay, tại nhiều cửa biển lớn ở ĐBSCL như: Khánh Hội, Sông Đốc, Cái Đôi Vàm, Rạch Gốc (Cà Mau); Gành Hào (Bạc Liêu); Kiên Giang... hàng loạt tàu cá công suất lớn phải nằm bờ. Tại cửa biển Gành Hào - nơi có hoạt động khai thác thủy hải sản sôi động nhất tỉnh Bạc Liêu, số tàu nằm bờ lên tới gần 50%. Lý do là do gia nhiều nguyên vật liệu vào tăng giá trong đó, có giá xăng, dầu tăng cao.

Ông Nguyễn Thanh Duy ở tại phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu có 2 tàu khai thác cho biết, mùa này, đánh bắt khá thuận lợi, nhưng chi phí quá cao khiến lãi không bao nhiêu. Tôi đành để một chiếc nằm bờ, chỉ ra khơi một chiếc thôi, chờ giá cả bình ổn trở lại tính tiếp. Còn ông Nguyễn Hùng Dân, xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình xem bản thông báo giá thức ăn cho tôm khi xăng, dầu tăng giá, tôi biết thế nào giá thức ăn tôm cũng tăng, nhưng tăng đến 1.500 đồng/kg thì sao tôi chịu nổi.

 

 Giá dầu tăng, nhiều tàu cá tại tỉnh Bạc Liêu không dám ra khơi (Ảnh: Nhật Hồ).

 

Tại cửa biển Gành Hào (thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải), nơi có hoạt động nghề khai thác thủy hải sản sôi động nhất của tỉnh Bạc Liêu, số lượng tàu cá nằm bờ cũng ngày một nhiều. Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đông Hải, qua khảo sát có gần 50% phương tiện khai thác trên địa bàn tạm nghỉ chờ giá xăng, dầu hạ nhiệt. Còn tàu nào duy trì ra khơi thì chấp nhận rủi ro thua lỗ.

Theo ghi nhận tại nhiều cửa biển trên địa bàn tỉnh Cà Mau như: Khánh Hội, Sông Đốc, Cái Đôi Vàm, Rạch Gốc..., có hàng loạt tàu cá neo đậu, nhiều nhất là tàu hoạt động xa bờ, công suất máy lớn. Ông Trần Văn Phỉnh (thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) cho biết, dân xứ biển hành nghề đánh cá nhiều năm chưa lúc nào thấy tàu nằm bờ lâu như lúc này. Thông thường chi phí tiền dầu chiếm từ 70%-80% cho một chuyến biển. Nhưng từ đầu năm đến nay, giá dầu liên tục tăng, trong khi giá các loại thủy hải sản lại không tăng nên việc đánh bắt càng ngày càng khó.

Ông Châu Minh Đảm, Chủ tịch UBND xã Khánh Hội (huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) cho biết, qua nắm bắt tình hình khai thác của ngư dân thì họ than nhiều hơn phấn khởi, nhất là thời gian gần đây hoạt động đánh bắt có lợi nhuận bấp bênh, nguyên nhân chính là do giá nhiên liệu tăng quá cao. Nhằm kéo giảm chi phí nhiên liệu cho mỗi chuyến đi biển, địa phương vận động các chủ tàu cùng hợp tác, thành lập các đội hay hợp tác xã khai thác trên biển. Thủy sản khai thác được sẽ liên kết với tàu thu mua, hạn chế tình trạng mỗi tàu cá tự ra vào bờ, nhằm giảm tổn hao nhiêu liệu. Song song đó, kiến nghị cấp trên xem xét cơ chế hỗ trợ đánh bắt trên biển.

Cảng cá Tắc Cậu (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) là một trong những cảng cá nhộn nhịp bậc nhất tại ĐBSCL. Thông thường, nơi đây tập trung nhiều tàu cập bến để bán cá, mực… sau những chuyến khai thác trên biển. Tuy nhiên, những tháng gần đây, tàu cập cảng cá thưa thớt dần. Theo thống kê của Ban Quản lý cảng cá, bến cá Kiên Giang, số lượng tàu cập cảng 5 tháng đầu năm giảm trên 14% so cùng kỳ, sản lượng hàng thủy hải sản bốc dỡ qua cảng hơn 40.100 tấn, giảm trên 44%.

Ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kiên Giang cho biết, trên địa bàn có khoảng 4.000 tàu cá hoạt động xa bờ thì khoảng 50% nằm bờ và có xu hướng tăng. Hoạt động khai thác thủy sản của Kiên Giang chủ yếu là nghề lưới kéo, sử dụng máy công suất lớn. Vì vậy, giá nhiêu liệu tăng cao như hiện nay đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ. Dự báo thời gian tới, số phương tiện nằm bờ ngày càng tăng, nếu giá nhiên liệu không hạ nhiệt.

 

 Nhiều tàu cá tại cửa biển Cái Đôi Vàm (Cà Mau) tạm ngưng hoạt động.

 

Tác động từ việc tàu cá nằm bờ đã ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, nhất là các doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu hoạt động đánh bắt xa bờ. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại huyện Châu Thành (tỉnh Kiên Giang) cho biết, những tháng gần đây, nguyên liệu phục vụ chế biến thủy sản thiếu nghiêm trọng, bởi nguồn thủy hải sản đánh bắt chỉ đáp ứng một phần nhu cầu nhà máy. Việc thiếu hụt như thế đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của doanh nghiệp, nhiều đơn hàng có nguy cơ bị hủy.

Cần có chính sách an sinh hỗ trợ

Trước bối cảnh giá xăng, dầu tăng cao, ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kiên Giang cho biết, trước mắt để tháo gỡ khó khăn cho các chủ tàu cá, UBND tỉnh Kiên Giang đang trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết (dự kiến trong tháng 7-2022) hỗ trợ phí thuê bao thiết bị giám sát hành trình tàu cá.

Qua đó, hỗ trợ một phần chi phí cho ngư dân. Ngoài ra, tỉnh cũng đẩy nhanh tiến độ đầu tư cảng cá để tạo thuận lợi cho các tàu neo đậu, thúc đẩy hạ tầng nghề cá phát triển; tập trung điều tra, đánh giá trữ lượng, từ đó có kế hoạch khai thác hợp lý; tiến hành sắp xếp đội tàu khai thác, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ bảo quản sản phẩm sau khi đánh bắt nhằm nâng cao chất lượng nguồn thủy hải sản. Đồng thời, đề nghị các ngân hàng thương mại xem xét phương án khoanh nợ, giãn nợ vay cho các tàu cá...

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và PTNT có công văn đề nghị Bộ Công thương và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xem xét, đề xuất Chính phủ có chính sách hỗ trợ về an sinh xã hội cho thuyền viên tàu cá.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, hiện cả nước có 91.716 tàu cá hoạt động trên các vùng biển, nhu cầu xăng dầu cho hoạt động khai thác thủy sản trung bình khoảng 330 triệu lít/tháng, trong khi giá dầu diesel 0.05S - nhiên liệu chính cho tàu khai thác thủy sản - đã tăng 60,5%. Như vậy, chi phí nhiên liệu cho hoạt động khai thác thủy sản tăng thêm khoảng 3.776 tỉ đồng/tháng.

 

 Đầu vào cho ngành nuôi tôm tăng, giá không tăng khiến người nuôi tôm Bạc Liêu gặp khó (Ảnh: Nhật Hồ).

 

Chi phí nhiên liệu thường chiếm 45%-60% tổng chi phí đầu vào phục vụ sản xuất cho tàu cá, tùy nghề. Nhiên liệu tăng khiến giá các mặt hàng phục vụ hoạt động khai thác thủy sản cũng tăng khoảng 10%-15%, kéo chi phí đầu vào tăng 35%-48%, trong khi giá bán hải sản tăng không đáng kể.

Tính chung cả nước đến thời điểm hiện nay tàu cá ngừng hoạt động chiếm khoảng 40-55%, đặc biệt các tàu cá làm nghề tiêu thụ nhiều nhiên liệu như: Lưới kéo, nghề rê... ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập, đời sống của ngư dân. Đồng thời tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng mặt hàng thủy sản trong nước và xuất khẩu", cơ quan này đánh giá.

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, số tàu cá ngừng sản xuất, không thường xuyên hiện diện trên các vùng biển còn ảnh hưởng đến việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của quốc gia. Tình trạng này cũng tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng mặt hàng thủy sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam cho biết, Hội Nghề cá đang gấp rút xây dựng văn bản để gửi cấp có thẩm quyền xem xét có chính sách hỗ trợ ngư dân. Tuy nhiên, thay vì chỉ đề xuất hỗ trợ thuyền viên thì nên đề xuất Chính phủ hỗ trợ chủ tàu, kể cả tàu đang nằm bờ và tàu đang hoạt động, để họ tiếp tục đi sản xuất trên biển. Mục tiêu chính sách phải làm sao hỗ trợ để ngư dân tiếp tục vươn khơi sản xuất được - tức là hỗ trợ đầu vào (trong đó có chi phí xăng dầu) mới quan trọng.

Tại kỳ họp thứ 3 vừa qua, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội đề nghị cho biết giải pháp hỗ trợ ngư dân bám biển, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, bộ này đã làm hết sức cùng các hiệp hội ngành hàng để làm sao giảm thiểu rủi ro nhất trong điều kiện có thể. Tuy nhiên, trong bức tranh của ngành thủy sản không chỉ khó khăn ở giá xăng dầu mà còn liên quan hệ lụy của Nghị định 67/CP trong thời gian qua. Ngành thủy sản có hơn 600.000 ngư dân trên biển và gần 4 triệu người làm công tác hậu cần nghề cá nhưng vẫn ở tình trạng "manh mún, nhỏ lẻ, tự phát". Do đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng chiến lược phát triển thủy sản bền vững theo hướng giảm khai thác, tăng nuôi trồng vì trữ lượng ngư trường của chúng ta không giống như ngày xưa nữa.

Còn theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, phải có những chính sách an sinh hỗ trợ cho những đối tượng này. Không hỗ trợ giá mà hỗ trợ an sinh để bớt khó khăn cho người dân nói chung và cho ngư dân bám biển, vươn khơi, làm chủ và khai thác kinh tế biển.

 

 

Hoàng Văn (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top