“Ý đảng hợp lòng dân” làm nên thành công nông thôn mới ở Thạch Hà
Một vùng đất có lịch sử hơn 1000 năm, ôm ấp chở che tỉnh lỵ Hà Tĩnh suốt dọc chiều dài phát triển, nay đang trỗi dậy sức sống mạnh mẽ. Với nhiều phương pháp, cách làm hay, Thạch Hà tự tin trở thành huyện nông thôn mới và tiếp bước hành trình khát vọng.
Khơi sức dân làm nền tảng
“Chưa bao giờ sức dân được phát huy mạnh mẽ như nhiệm kỳ qua. Để có được điều đó huyện đã đưa ra quan điểm, chiến lược, tập trung thu hút các dự án lớn nhằm tạo đòn bẩy, chú trọng quy hoạch, chỉnh trang thị trấn và các xã… Nhìn lại cả một nhiệm kỳ xây dựng nông thôn mới (NTM) và đô thị văn minh (ĐTVM) ở Thạch Hà, điều đầu tiên tôi tâm đắc đó là sự an dân, dân phấn khởi, tin tưởng, một lòng dốc sức xây dựng NTM nên huyện nhà đã đạt được những kết quả hơn cả mong đợi”, Chủ tịch huyện Trần Việt Hà mở đầu câu chuyện.
Với xuất phát điểm thấp gặp nhiều khó khăn, Thạch Hà đã có những bước đột phá mạnh mẽ, nhất là chặng nước rút. Bước vào thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM vào 2010, bình quân tiêu chí đạt thấp 3,27 tiêu chí/xã, 86,6% số xã đạt chuẩn dưới 5 tiêu chí, tỷ lệ hộ nghèo cao 11,48%, thu nhập bình quân đầu người đạt thấp 14,5 triệu đồng.
Thế nhưng, sau 10 năm xây dựng NTM đến nay thu nhập bình quân đầu ở Thạch Hà đạt hơn 37 triệu đồng/người/năm (tăng 9,5 triệu đồng so với đầu nhiệm kỳ); tỷ lệ hộ nghèo còn 4,1%, cận nghèo giảm còn 5,2% (giảm so với đầu nhiệm kỳ 7,12%và 3,61%); thu hút đầu tư tăng khá, tổng giá trị đầu tư xây dựng cơ bản đạt gần 3.200 tỷ đồng; nhiều dự án trọng điểm được triển khai thực hiện: Dự án thủy lợi Bắc Hà, Dự án chỉnh trang thị trấn Thạch Hà, Dự án Chợ thị trấn Thạch Hà… (huyện làm chủ đầu tư 116 công trình, tổng mức đầu tư 1.270 tỷ đồng).
Sau 10 năm xây dựng NTM, đến nay thu nhập bình quân đầu ở Thạch Hà đạt hơn 37 triệu đồng/người/năm.
Đến nay, Thạch Hà có 21/21 xã đạt chuẩn NTM (sau sáp nhập), các xã luôn nỗ lực nâng mức chuẩn, nhất là là về xây dựng khu dân cư kiểu mẫu; 9/9 tiêu chí cấp huyện đã được đoàn liên ngành Trung ương thẩm định đạt chuẩn, 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 81 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; hoàn thành các tiêu chí huyện NTM; thị trấn Thạch Hà cơ bản hoàn thiện 5 tiêu chí đô thị loại IV; có 8 sản phẩm giới thiệu đưa vào đề án “Chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018-2020, trong đó có 5 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP (1 sản phẩm đạt 4 sao; 4 sản phẩm đạt 3 sao).
Thạch Hà có 5 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP (1 sản phẩm đạt 4 sao; 4 sản phẩm đạt 3 sao).
Sự đồng thuận của người dân còn góp phần xây dựng nhiều nhà văn hóa, những công trình dân sinh quan trọng, mà ở đó, chính họ là chủ thể và là người hưởng lợi.
Thị trấn Thạch Hà cơ bản hoàn thiện 5 tiêu chí đô thị loại IV.
Nhiều năm, Thạch Hà luôn dẫn đầu về làm giao thông nông thôn, chỉ tính riêng giai đoạn 2015-2020 toàn huyện làm mới hơn 527 km đường bê tông và hơn 124 km kênh mương nội đồng, toàn dân hiến trên 32.000 m2 đất; toàn huyện có 3.396 vườn mẫu; 81 khu dân cư NTM kiểu mẫu đạt và cơ bản đạt chuẩn; cải cách hành chính đứng tốp đầu; huyện không còn nợ đọng xây dựng cơ bản NTM; tỷ lệ hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM đạt trên 95%.
Nhiều năm, Thạch Hà luôn dẫn đầu về làm giao thông nông thôn, bộ mặt thôn quê sáng, xanh, sạch, đẹp.
Cán bộ là gốc của mọi công việc
Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn thăm nói chuyện với cán bộ, nhân dân huyện Thạch Hà về triển khai thực hiện xây dựng NTM tại địa phương.
“Sự vào cuộc của nhân dân là sức mạnh, cán bộ giỏi, gắn bó sâu sát với nhân dân, người đứng đầu cấp ủy thường xuyên đối thoại với nhân dân, nghe dân nói, nói cho dân nghe; nội bộ đoàn kết thống nhất từ trên xuống dưới... Tất cả đã tạo nên sức mạnh nội sinh, yếu tố mang tính tiên quyết đưa thành công, bền vững của xây dựng NTM, để Thạch Hà cán đích huyện đạt chuẩn NTM, biến mục tiêu, chỉ tiêu của nhiệm kỳ 2015 - 2020 thành hiện thực”, Bí thư huyện ủy Trần Nhật Tân chia sẻ.
Sự vào cuộc của nhân dân là sức mạnh làm nên thành công nông thôn mới Thạch Hà.
Bởi thế, về Thạch Hà, trong câu chuyện về xây dựng NTM, câu nói chân tình mà chúng tôi nghe người dân ở các địa phương bày tỏ sự hài lòng về tổ công tác huyện xắn tay cùng xã làm NTM, cán bộ gần dân, sát dân nên dân rất tin cán bộ. Nhờ có “lửa” nhiều làng, xã đã tạo nên được những kỳ tích mới trong xây dựng NTM.
Những khó khăn, vướng mắc của người dân được BCĐ NTM huyện Thạch Hà giải đáp, gỡ khó trực tiếp.
Theo ông Tân, Thạch Hà đã vận dụng linh hoạt các nội dung tuyên truyền, vận động nhân dân trong xây dựng nông thôn mới; giúp thay đổi tư duy để người dân thấy vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM. Do đó, người dân tin và tự nguyện làm theo. Để chương trình phát huy tính ưu việt, mỗi cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải gương mẫu đi đầu; thường xuyên bám sát địa bàn, tuyên truyền, giải thích, vận động để tự người dân thấy được những lợi ích do nông thôn mới mang lại. Nếu không được sự ủng hộ của người dân, thiếu đi sự quyết liệt của cả hệ thống chính trị thì việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM ở Thạch Hà khó mà thành hiện thực.
Đối thoại trực tiếp của Bí thư cấp huyện và cấp xã, gắn với tuyên truyền, vận động là cách làm hiệu quả, thiết thực ở Thạch Hà.
Ở huyện Thạch Hà, ngoài sự tham gia của các đoàn/tổ công tác, Ban Thường vụ Huyện ủy còn tăng cường việc kiểm tra, giám sát thông qua những ngày thứ 7 về cơ sở, ngày mà toàn bộ cán bộ từ huyện đến xã xuống thôn và đến tận hộ gia đình vừa chỉ đạo, vừa xắn tay cùng các địa phương xây dựng NTM. Các tổ công tác gắn với vai trò, trách nhiệm đứng đầu tổ của các đồng chí ủy viên ban thường vụ thành, thị, huyện ủy cùng đội ngũ cán bộ các phòng, ban đã giúp nhiều địa phương gỡ khó, hoàn thành từng tiêu chí chương trình xây dựng NTM. Cái được lớn nhất của làm NTM là rèn được cán bộ, ai giỏi ai tốt đều thể hiện rõ.
Đối thoại trực tiếp của Bí thư cấp huyện và cấp xã, gắn với tuyên truyền, vận động là cách làm hiệu quả, thiết thực. Thay thế, điều chuyển cán bộ huyện về xã, xã về kiêm nhiệm thôn, hay chấn chỉnh trách nhiệm cán bộ, không ngại va chạm… là bài học quý giá trong xây dựng NTM ở Thạch Hà.
Toàn huyện đã tổ chức đối thoại tại 29 xã, thị trấn, 61 thôn, tổ dân phố với 5.128 người tham dự. Ngoài các vấn đề được trả lời, giải quyết trực tiếp tại chỗ thì các nội dung khác được tổng hợp và xử lý bằng văn bản. Qua các cuộc làm việc, đối thoại ở cơ sở, một số địa phương đã chủ động kiểm điểm trách nhiệm từ ban thường vụ, ban chấp hành và cá nhân các đồng chí lãnh đạo để đánh giá, phân tích, xác định rõ trách nhiệm, điều chỉnh phương thức, phong cách lãnh đạo, điều hành.
Người dân Thạch Hà hài lòng, vui mừng trước thành quả NTM trong 10 năm qua.
Từ góc độ của người đứng đầu huyện, Bí thư Huyện ủy Trần Nhật Tân lý giải: “Điều quan trọng là quan điểm chỉ đạo và cơ chế, chính sách đi kèm để người dân khí thế vào cuộc. Vấn đề mấu chốt nữa trong phát huy sức dân là phải hiểu dân. Muốn hiểu dân thì phải đào tạo cán bộ vì dân, gần dân như về cơ sở cùng làm NTM, đối thoại tại các xã để nghe dân nói. Chúng tôi đã tổ chức hàng trăm cuộc đối thoại là vì thế. Đối với những nơi khó khăn, huyện sẵn sàng điều động cán bộ cấp trên về để dân đồng thuận hơn. Khi Đảng dẫn đường, sức dân được khơi dậy thì việc khó mấy cũng thắng lợi”.
Thạch Hà tự tin trở thành huyện nông thôn mới và tiếp bước hành trình khát vọng mới.
Nắng chiều đã nhạt, lời bài hát "Mời anh về thạch Hà quê em" như níu giữ bước chân, ngoài kia sóng sông Cày vẫn dào dạt vỗ như khát vọng của những con người, của một vùng đất không bao giờ ngơi nghỉ, luôn vươn dậy và đi tới.
Mục tiêu của Thạch Hà đến năm 2025:
- 80% xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 5-7 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu;
- Thu nhập đến 2025 đạt 65 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm tối thiểu 1,5%/năm.
Chiều 22/11, tại TP. Tuy Hòa, diễn ra buổi họp báo về chương trình kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh Phú Yên khóa VIII. Tại kỳ họp, HĐND tỉnh sẽ xem xét 20 báo cáo của Thường trực HĐND tỉnh, các ban của HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các ban, ngành của tỉnh.
Ngày 22/11, Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1458/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 về việc giao ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, giữ chức vụ Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.
Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam (TechFest) 2024 năm thứ 10 sẽ diễn ra từ ngày 26-28/11 tại TP. Hải Phòng, do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan địa phương, tổ chức chính trị - xã hội tổ chức.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.