Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 20 tháng 4 năm 2022 | 10:6

An Giang xây dựng và phát triển thương hiệu gạo quốc gia

Tỉnh An Giang đặt mục tiêu đến năm 2030, xuất khẩu gạo mang thương hiệu An Giang đạt khoảng 100.000 tấn, tập trung vào các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines.

an-giang.jpg

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

 

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, cho biết địa phương này vừa phê duyệt quyết định ban hành Đề án Xây dựng và phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Tỉnh phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 5.000 tấn gạo mang thương hiệu An Giang được tiêu thụ cho thị trường nội địa; đến năm 2030 mức tiêu thụ đạt khoảng 10.000 tấn và sẽ có mặt trong hệ thống bán lẻ của các siêu thị lớn như Coop Mart, VinMart, Big C, Auchan, Bách Hóa Xanh..., chợ, đại lý, cửa hàng, chuỗi cung ứng cho nhà hàng, khách sạn tại nhiều thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và những nơi có thế mạnh về phát triển du lịch của cả nước.

Đặc biệt, tỉnh phấn đấu đến năm 2025 xuất khẩu gạo mang thương hiệu An Giang đạt từ 45.000-50.000 tấn. Đến năm 2030, xuất khẩu gạo mang thương hiệu An Giang đạt khoảng 100.000 tấn, chiếm tỷ lệ khoảng 10% trong tổng lượng gạo xuất khẩu của địa phương; tập trung vào các thị trường lớn và thị trường cao cấp như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines...

Bên cạnh đó, Đề án xây dựng và phát triển thương hiệu gạo tỉnh An Giang còn hướng đến mục tiêu phát triển thương hiệu gạo An Giang được nhận diện cũng như được sự yêu thích của người tiêu dùng vào năm 2025. Từ năm 2026-2030, xây dựng và phát triển “lòng trung thành” của khách hàng đối với gạo thương hiệu An Giang và phấn đấu trở thành thương hiệu gạo quốc gia.

Theo ông Lâm, đề án được chia làm 2 giai đoạn thực hiện. Từ năm 2022-2025, tỉnh sẽ lựa chọn một số doanh nghiệp điển hình tham gia; trong đó ưu tiên doanh nghiệp có vùng nguyên liệu trên địa bàn, đủ năng lực triển khai quy trình canh tác với giống lúa phục vụ thương hiệu gạo An Giang, có năng lực chế biến xuất khẩu gạo và kinh nghiệm tổ chức, tham gia xúc tiến thương mại trong và ngoài nước; thực hiện khâu chọn giống (nghiên cứu chất lượng giống, đánh giá khả năng phát triển thị trường của giống dự kiến được chọn,...).

Cùng với đó, tỉnh tiến hành chọn vùng canh tác phù hợp với giống lúa được chọn, tổ chức gieo trồng lúa theo quy trình kỹ thuật canh tác được xác định; thực hiện quy trình chế biến gạo, đóng gói nhãn hiệu theo hệ thống các tiêu chuẩn quy định, hệ thống quản lý chất lượng của các thị trường xuất khẩu, quảng bá thương hiệu gạo và xâm nhập vào hệ thống các kênh phân phối.

Giai đoạn từ năm 2026 đến 2030, tỉnh An Giang tập trung triển khai đề án và sẽ mở rộng cho tất cả các doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký tham gia chương trình, đề án.

Để triển khai hiệu quả đề án này, thời gian tới, ngành nông nghiệp địa phương đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại từ khâu chọn giống, canh tác, chế biến và quảng bá, xúc tiến thương mại; trong đó, giống là yếu tố quan trọng nên cần nghiên cứu lai tạo, sàng lọc, tuyển chọn để đáp ứng mục tiêu năng suất, chất lượng; xây dựng bộ tiêu chí chất lượng sàn cần đạt cho thương hiệu gạo An Giang và quy trình canh tác đáp ứng yêu cầu của từng giống và theo điều kiện canh tác. 

Đồng thời, tỉnh tiếp tục nghiên cứu cải tiến, tổ chức đánh giá, nâng cấp “phiên bản” về chất lượng giống lúa phục vụ xây dựng thương hiệu gạo An Giang ít nhất 2 năm/lần; xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật để áp dụng cho các vùng nguyên liệu tham gia đề án.

Ngành nông nghiệp tổ chức lại sản xuất, đảm bảo chất lượng ổn định, tạo mạng lưới sản xuất giống từ nguyên chủng đến giống xác nhận gắn với doanh nghiệp sản xuất, ưu tiên các mô hình liên kết sản xuất gắn liền với tiêu thụ; quy hoạch vùng trồng cho giống lúa phục vụ xây dựng thương hiệu An Giang; ưu tiên vùng sản xuất lúa 2 vụ để phát triển nguồn nguyên liệu cho thương hiệu gạo An Giang; xây dựng quy trình chế biến gạo đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng trong nước lẫn quốc tế; ưu tiên hỗ trợ công nghệ chế biến sâu về gạo, sản phẩm giá trị gia tăng từ gạo.

Theo báo cáo của Sở Công Thương, quý 1 năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ước đạt 265,61 triệu USD, tăng 6,79% so với cùng kỳ; trong đó, xuất khẩu gạo ước đạt 131,36 nghìn tấn, tương đương 70,76 triệu USD, tăng 1,27% về sản lượng và tăng 2,42% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.

Dự báo 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 1,15 tỷ USD tăng 3% so với năm 2021; trong đó, mặt hàng gạo xuất khẩu ước đạt 280 triệu USD, tương đương so với cùng kỳ; mặt hàng thủy sản đạt 372 triệu USD, tăng khoảng 4% so với năm 2021 và mặt hàng rau quả đạt 62 triệu USD, tăng gần 7% so với cùng kỳ./.

 

 

 

Theo TTXVN/Vietnam+
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top