Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 6 tháng 1 năm 2023 | 9:15

Bắc Giang phát triển bền vững các làng nghề

Nhằm góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao thu nhập, gìn giữ và phát triển văn hóa truyền thống của các địa phương, ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để phát triển các làng nghề một cách bền vững.

Giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động

Hiện, Bắc Giang có khoảng hơn 400 làng nghề, trong đó có 27 làng nghề và làng nghề truyền thống được công nhận đạt các tiêu chí theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Nhiều sản phẩm làng nghề đã xây dựng được thương hiệu, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý, điển hình như: sản phẩm mỳ gạo của làng nghề Thủ Dương (xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn); sản phẩm rượu làng Vân, sản phẩm bánh đa nem của làng nghề Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên); sản phẩm bánh đa của làng nghề Sau (phường Dĩnh Kế, TP. Bắc Giang); sản phẩm mỳ gạo của làng nghề Châu Sơn (xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên);....

Công đoạn phơi nắng sản phẩm bánh đa nem của làng nghề Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên).

Doanh thu bình quân mỗi năm của các làng nghề đạt khoảng 30,8 tỷ đồng; thu hút khoảng 2 nghìn hộ dân tham gia, với tổng số trên 5 nghìn lao động nông thôn. Bình quân thu nhập của lao động tại làng nghề đạt từ 4,5-7 triệu đồng/người/tháng. Tùy theo quy mô sản xuất của các làng nghề có mức thu nhập khác nhau. Trong đó, các làng nghề có quy mô phát triển mạnh, thu nhập bình quân người lao động đạt từ 7-9 triệu đồng/người/tháng.

Các hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề đã đóng góp quan trọng vào việc phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, phát triển các thương hiệu sản phẩm, thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn theo hướng nội sinh và gia tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Bắc Giang.

Trên cơ sở định hướng phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, qua đó chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; phát huy giá trị văn hóa, nâng cao giá trị sản phẩm gắn liền với phát triển dịch vụ du lịch, gắn hoạt động sản xuất của làng nghề với các hoạt động du lịch dịch vụ, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, và Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới...

Để bảo tồn và phục hồi làng nghề, Bắc Giang đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, phát triển phù hợp với xu thế của thị trường. Đến nay, đã có 16 sản phẩm làng nghề được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP; trong đó có 07 sản phẩm đạt 4 sao; 09 sản phẩm đạt 03 sao. Đã có 21/27 làng nghề, làng nghề truyền thống có phương án bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hằng năm, tỉnh quan tâm hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hoàn thiện nâng cao bao bì, tem nhãn sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề.

Đồng thời, tập trung xây dựng hạ tầng làng nghề, làng nghề truyền thống từng bước được hỗ trợ đầu tư nâng cấp đáp ứng các điều kiện phục vụ sản xuất, kinh doanh bao gồm: Đường giao thông, điện nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất, hệ thống xử lý nước thải được quan tâm đầu tư,…

Nhiều chính sách hỗ trợ kịp thời

Nhằm bắt kịp với xu hướng thị trường, tạo tính liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nhiều làng nghề đã đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, thành lập hợp tác xã (HTX), Hội sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh các hoạt động khuyến công của tỉnh trong thời gian qua đã tác động tích cực đến sự phát triển các làng nghề trên địa bàn tỉnh, đặc biệt, tác động trực tiếp đến sự phát triển về sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất trong các làng nghề.

Những năm qua, Sở Công Thương Bắc Giang đã có nhiều chính sách ưu tiên các làng nghề truyền thống có tiềm năng phát triển thực hiện hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nghề, làng nghề về thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì, tem nhãn,… quảng bá, mở rộng thị trường, tham gia các Hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm.

Cùng với đó, Sở Công Thương đã lồng ghép nguồn kinh phí khuyến công hỗ trợ các hoạt động xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc thiết bị, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; đăng ký nhãn hiệu và đầu tư các phòng trưng bày để giới thiệu quảng bá sản phẩm làng nghề; hỗ trợ liên doanh, liên kết; thông tin tuyên truyền; tư vấn trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn để bảo tồn và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh.

Việc đầu tư, cải tiến và áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất tại một số làng nghề còn gặp nhiều khó khăn.

Nhờ đó mà nhiều sản phẩm của các làng nghề đã có mặt ở khắp các thị trường tiêu thụ trong nước; một số sản phẩm của các làng nghề được xuất khẩu như: Mỳ Chũ, mây tre đan Tăng tiến, đồ gỗ xuất khẩu… sang thị trường các nước châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc.…

Kết quả đạt được là vậy, tuy nhiên phát triển các làng nghề còn nhiều bất cập, khó khăn, thách thức. Cụ thể: nhiều làng nghề chưa thực sự phát triển bền vững, năng lực quản lý kinh doanh các chủ hộ, cơ sở sản xuất còn hạn chế, sản xuất phân tán, quy mô nhỏ lẻ, ô nhiễm môi trường sản xuất. Việc đầu tư, cải tiến và áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn.

Số lượng hộ  dân sản xuất một số làng nghề có xu hướng giảm dần, có nguy cơ mai một; lao động tham gia làm nghề chủ yếu là người lớn tuổi, khó thu hút lao động trẻ tham gia. Việc đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cấp công nghệ, máy móc, trang thiết bị sản xuất trong các làng nghề, làng nghề truyền thống chưa được quan tâm; môi trường một số làng nghề còn tình trạng ô nhiễm chưa được giải quyết dứt điểm; việc nhân rộng và phát triển các làng nghề mới còn hạn chế.

Ông Lê Bá Thành, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang cho biết, thời gian tới Bắc Giang sẽ tiếp tục thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án, mô hình phát triển sản xuất tại các làng nghề trên địa bàn. Đồng thời, ưu tiên giành quỹ đất để quy hoạch, xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề tạo điều kiện giải quyết mặt bằng, địa điểm trưng bày giới thiệu sản phẩm, di dời các cơ sở trong làng nghề có nhu cầu mở rộng sản xuất vào hoạt động trong cụm công nghiệp, tránh gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, ở một số lĩnh vực có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao như: Sản xuất mỳ gạo, làm mộc, nấu rượu;…

Huy động nguồn lực đầu tư, hỗ trợ cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật vực dậy các nghề và làng nghề thoát khỏi tình trạng khó khăn. Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm làng nghề phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay.

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top