Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 22 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 6 tháng 8 năm 2023 | 14:2

Sản phẩm OCOP từ làng Sen

Với xứ Nghệ, khi nhắc đến đặc sản địa phương, không thể không nhắc đến những sản phẩm được làm từ sen của HTX nông nghiệp Sen Quê Bác.

Bộ sản phẩm OCOP Sen Quê Bác đã trở thành món quà của du khách khi về thăm quê Bác, của nhiều người mỗi dịp Tết đến, Xuân về, trong các buổi lễ trang trọng...

Từ làng Sen...

Từ xa xưa, tên gọi làng Sen, đồng nghĩa với một làng quê thơm ngát hương sen, miền quê đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam.

Với anh Phạm Kim Tiến, Giám đốc HTX nông nghiệp Sen Quê Bác, trong ký ức tuổi thơ của mình luôn hiện hữu những đầm sen tỏa hương thơm ngát, những búp sen hồng thắm và cả sự ngọt ngào của gương sen đến mùa thu hoạch. Mang theo kí ức ấy, anh đã bắt đầu khởi nghiệp, đa dạng các sản phẩm từ cây sen, nhằm tạo ra sản phẩm đặc trưng cho du khách khi về với Nam Đàn.

Hợp tác xã Nông nghiệp Sen Quê Bác được thành lập năm 2019 với sứ mệnh trồng, chăm sóc và bảo tồn các giống sen quý, chế biến sâu các sản phẩm và dịch vụ từ cây sen; đồng thời tạo ra các loại giống sen có năng suất cao và chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sản xuất trên các vùng đất khác nhau.

Với mục tiêu xây dựng vùng trồng sen có quy mô lớn, phong phú, đa dạng các loại hoa sen, tạo nguyên liệu để chế biến ra các sản phẩm từ cây sen như trà lá sen, trà liên tu, trà ướp bông sen, trà tâm sen, hạt sen khô, trà củ sen… Nhằm thu hút và phục vụ cho khách tham quan, du lịch tại vùng đất Kim Liên (Nam Đàn) - quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Anh đã bỏ sức, bỏ trí, mày mò và sáng tạo để tạo ra ra các sản phẩm từ cây sen. Từ giống sen hồng bản địa thuộc dòng sen cổ, màu hồng sọc tím với diện tích khiêm tốn tại xã Kim Liên, đến nay, trên địa bàn huyện Nam Đàn có hơn 35 giống sen thuộc dòng sen trắng và hồng với tổng diện tích hơn 50 ha tại các xã: Nam Giang, Nam Anh, Nam Thanh, Thượng Tân Lộc, Khánh Sơn…

Sen quê Bác không chỉ tạo điểm nhấn về cảnh quan, không gian văn hóa làng quê mà từ cây sen, thông qua Hợp tác xã nông nghiệp Sen Quê Bác, đã xây dựng thành 15 sản phẩm từ sen, trong đó có 11 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP “4 sao” và “3 sao” phục vụ nhu cầu của người dân, nhất là khách du lịch.

... Đến xây dựng thành đặc sản của quê hương

Kỳ lạ, cây sen hợp với nắng và gió Lào của miền Trung. Nắng càng nhiều thì sen lại sinh trưởng tốt, càng ngát hương. Người có công phục tráng giống sen cổ ngày xưa tâm tình: “Sen giống như cốt cách người xứ Nghệ nói chung, người dân Kim Liên nói riêng”.

Một số sản phẩm OCOP của HTX nông nghiệp Sen Quê Bác.

Chính cái văn hóa bản địa đã nuôi nấng, tạo dựng nên một ý chí kiên vững, bền chí và không bỏ cuộc. Những sản phẩm từ sen dần ra đời, ngày càng có chỗ đứng trên thị trường, đáp ứng kịp thời nhu cầu người tiêu dùng.

Lúc hỏi đến quá trình đi “tìm sao” OCOP cho những sản phẩm từ sen, anh Tiến bày tỏ: “Quá trình ấy được gói trong 2 chữ “gian nan”.

Để làm ra được những sản phẩm từ sen đã khó, giờ đây phải đi tìm “sao” cho nó, quả không dễ dàng. Phải kể đến thời tiết, khí hậu Nghệ An rất khắc nghiệt. Nắng thì bỏng rát, nắng nhiều và kéo dài. Bởi thế, người dân phải dậy từ 2 - 3 giờ sáng để thu hoạch sen, đến 9 giờ sáng phải xong xuôi hết mọi việc.

Theo anh Tiến, trồng sen và làm ra các sản phẩm từ sen cần sự tỉ mỉ và tinh tế. Thời gian đầu cực kì khó khăn và vất vả. Việc lựa chọn ra giống phù hợp với khí hậu, thời tiết miền Trung đã khó chứ chưa nói đến vấn đề khác. Ví dụ, giống sen trắng, đây là giống sen cực kì “kĩ tính”. Phải mất đến 3 năm nó mới quen được thổ nhưỡng, khí hậu nơi trồng. Điểm đặc biệt, giống sen trắng này có thể trồng ở nhiều nơi, tuy nhiên, chỉ duy nhất tại Nam Đàn mới thật sự phát triển. Không chỉ về khả năng sinh trưởng tốt, mà còn là mùi hương...

Hay như Sen cốm, giống sen này có thể làm trà lá sen (thu hoạch vào buổi sáng), bông sen lấy gạo ướp trà, củ sen dùng để muối chua ngọt... Bên cạnh đó, lá sen có thể làm hương, bột lá sen có thể chế thành mỹ phẩm, làm mặt nạ đắp mặt.

Một trong những sản phẩm cao cấp nhất được làm ra từ cây sen là trà ướp bông sen. Và để làm ra được sản phẩm này, đòi hỏi quy trình sản xuất được thực hiện nghiêm ngặt, kỳ công trong từng công đoạn. Nguyên liệu được lựa chọn kỹ lưỡng từ những đầm sen không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, có môi trường trong lành.

Vào mùa sen nở, những bông sen Bách Diệp to nhất còn đang hàm tiếu (chúm chím nở) sẽ được cắt vào khoảng 4 giờ sáng, khi chưa có ánh sáng mặt trời. Hoa sen được mang về cắm vào nước, sau đó nhẹ nhàng tách cánh hoa và bỏ vào khoảng 12g trà Shan Tuyết đã được ủ hương trước với gạo sen.

Các sản phẩm trà lá sen, trà ướp bông sen, trà liên tu, trà ướp gạo sen, trà tâm sen, trà bạch liên nữ vương, hạt sen sấy của Hợp tác xã nông nghiệp Sen Quê Bác được khách hàng ở hầu hết khắp tỉnh, thành trong cả nước đặt mua sử dụng. Năm 2020, các sản phẩm OCOP Sen Quê Bác đã có mặt tại thị trường Hàn Quốc thông qua doanh nghiệp phân phối của Hàn Quốc.

Anh Tiến chia sẻ, việc giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa từ sản phẩm được làm ra từ sen là sứ mệnh của chúng tôi. Không chỉ dừng lại ở việc mang đến những sản phẩm chất lượng, mà còn lan tỏa niềm đam mê và sự yêu thương đối với quê hương Nam Đàn.

Làng Sen giờ đã đổi thay rất nhiều, các sản phẩm nông nghiệp được mọi người trong và ngoài nước biết đến, nông thôn mới cũng đã thay đổi làng quê rất nhiều kể từ ngày Người ra đi. Nếu có dịp, bạn hãy về làng Sen để cảm nhận quê hương của Bác đang đổi thay từng ngày.

 

 

Lưu Khuyên
Ý kiến bạn đọc
  • Nhiều điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hải Phòng

    Nhiều điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hải Phòng

    Chiều 16/5, ông Bùi Văn Kiệm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã thông tin một số điểm mới trong Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 tại Hội nghị cung cấp thông tin và giao ban báo chí tuần 20 do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố tổ chức.

  • Quảng Nam hỗ trợ nghiên cứu và phát triển ngành Dược liệu

    Quảng Nam hỗ trợ nghiên cứu và phát triển ngành Dược liệu

    Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam mong muốn các doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu Việt Nam cho ý kiến sâu về các giải pháp để phát triển ngành Dược liệu và Mỹ phẩm một cách bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương…

  • Năm 2025, Hải Phòng hoàn thành sắp xếp 41 đơn vị hành chính

    Năm 2025, Hải Phòng hoàn thành sắp xếp 41 đơn vị hành chính

    Thành ủy Hải Phòng vừa triệu tập Hội nghị để cho ý kiến đối với các Đề án về sắp xếp, thành lập, điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố giai đoạn 2023-2025 và chủ trương lựa chọn biểu tượng thành phố.

  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top