Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 4 tháng 12 năm 2023  
Thứ ba, ngày 21 tháng 11 năm 2023 | 16:18

Tăng vốn điều lệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1434/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định số 1394/QĐ-TTg ngày 13/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và quy định chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; sửa đổi Quyết định số 1395/QĐ-TTg ngày 13/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Vốn điều lệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tăng lên 5.281.018.572.109 đồng.

Theo đó, sửa đổi Điều 1 Quyết định số 1394/QĐ-TTg ngày 13/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và quy định chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam như sau:

Thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo quy định tại Luật Bảo hiểm tiền gửi ngày 18/6/2012.

Vốn điều lệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là 5.281.018.572.109 đồng. (Theo Quyết định số 1394/QĐ-TTg ngày 13/8/2013, vốn điều lệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là 5.000 tỷ đồng).

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trụ sở chính ở thành phố Hà Nội, văn phòng đại diện và các chi nhánh ở một số khu vực.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là Deposit Insurance of Vietnam, viết tắt là DIV.

Bên cạnh đó, sửa đổi khoản 1 Điều 5 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1395/QĐ-TTg ngày 13/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ như sau:

Vốn điều lệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là 5.281.018.572.109 đồng.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày  20/11/2023.

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách, điểm tựa thoát nghèo

    Tín dụng chính sách, điểm tựa thoát nghèo

    Nguồn vốn vay chính sách là điểm tựa vững chắc giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

  • Tín dụng chính sách “tăng lực” cho chương trình giảm nghèo

    Tín dụng chính sách  “tăng lực” cho chương trình giảm nghèo

    Nghệ An là tỉnh có nguồn vốn chính sách lớn thứ 4 cả nước, tăng trưởng tín dụng đạt kết quả khá cao. Nhờ nguồn vốn chính sách, hàng nghìn đối tượng trên địa bàn đã được tiếp cận để đầu tư sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

  • Vốn chính sách mang no ấm về Cốc Lầu

    Vốn chính sách mang no ấm về Cốc Lầu

    Cách trung tâm huyện Bắc Hà (Lào Cai) gần 30km, xã Cốc Lầu là nơi sinh sống của 10 dân tộc trên 7 thôn bản.

  • Năm 2024, Sóc Trăng phấn đấu có thêm hai huyện đạt chuẩn NTM

    Năm 2024, Sóc Trăng phấn đấu có thêm hai huyện đạt chuẩn NTM

    Năm 2023, Sóc Trăng có 7 chỉ tiêu vượt và 11 chỉ tiêu đạt 100% nghị quyết, dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2023 đạt cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của cả nước và đứng thứ 7 khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

  • Nghệ An có gần 9.000 sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn TMĐT

    Nghệ An có gần 9.000 sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn TMĐT

    Tính đến ngày 31/10, tổng số doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, hộ sản xuất nông nghiệp Nghệ An… được đưa lên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) là hơn 266.000 hộ với trên 8.800 sản phẩm, xếp thứ 5 cả nước về số sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn.

  • Quảng Ngãi tập trung nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo

    Quảng Ngãi tập trung nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo

    Tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu đến cuối năm 2023, giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh 1,13%. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngay từ đầu năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) - cơ quan thường trực và các sở, ngành, địa phương đã chủ động, tích cực trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

Top