Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 6 tháng 3 năm 2024 | 20:34

Thường Xuân cần phát huy những tiềm năng, thế mạnh để thoát nghèo

Phát biểu kết luận chuyến thăm và làm việc tại huyện Thường Xuân, ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư tỉnh uỷ Thanh Hoá đề nghị Đảng bộ , chính quyền huyện Thường Xuân phải nghiên cứu, đánh giá kỹ các tiềm năng, thế mạnh, những yếu tố thuận lợi, cũng như những tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn của huyện trong quá trình phát triển và thoát nghèo vào năm 2025.

Nhiều tiềm năng, thế mạnh

Ngày 6/3, ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hoá làm việc tại huyện Thường Xuân về tình hình kết quả sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025; kết quả triển khai thực hiện Thông báo số 67-TB/VPTU ngày 30/7/2021 của Văn phòng Tỉnh ủy về kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Trọng Hưng. làm việc với lãnh đạo huyện Thường Xuân.

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy nêu rõ: Thường Xuân là huyện miền núi ở khu vực phía Tây Nam của tỉnh Thanh Hoá, có tiềm năng, thế mạnh lớn nhất trong 6 huyện 30a hiện nay, có diện tích tự nhiên lớn nhất toàn tỉnh, địa bàn rộng, có tiềm năng lớn về rừng. Trong đó, đất lâm nghiệp chiếm 82,2% tổng diện tích, với rất nhiều loại cây quý hiếm, như quế ngọc, sa mu...

Địa bàn huyện là vùng sinh thái rừng đầu nguồn, có tiềm năng phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, thủy lợi, thủy điện, dịch vụ du lịch và một phần công nghiệp, mà tiêu biểu là công trình thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt, Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, có vai trò quan trọng đảm bảo môi trường sinh thái, nguồn nước, an sinh xã hội và quốc phòng - an ninh của tỉnh. Xung quanh huyện có nhiều cơ sở chế biến nông, lâm sản…

Phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo huyện Thường Xuân, Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Trọng Hưng mong muốn huyện Thường Xuân thoát khỏi huyện nghèo trong năm 2025

Bên cạnh đó, huyện Thường Xuân gần với Khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng (động lực kinh tế phía Tây của tỉnh), có đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 47 kết nối khu vực miền núi, biên giới với các huyện đồng bằng và kết nối với tỉnh Nghệ An, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào, tạo thành hành lang phát triển chủ yếu của huyện và khu vực vùng huyện của tỉnh. Trung tâm huyện cách Cảng hàng không Thọ Xuân khoảng 15 km, cách TP. Thanh Hóa 50 km.

Ngoài ra, đây cũng là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, yêu nước và cách mạng, đồng bào các dân tộc nơi đây sinh sống đoàn kết, gắn bó lâu đời. Từ khi có Đảng, Nhân dân các dân tộc trong huyện đã nỗ lực phấn đấu vươn lên, có nhiều đóng góp to lớn vào các công cuộc đấu tranh giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong những năm qua huyện cũng được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của các cơ quan Trung ương, của tỉnh để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Đổi mới tư duy, phong cách làm việc để thoát nghèo

Sau khi nghe lãnh đạo huyện Thường Xuân báo cáo tình hình kết quả sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, kết quả triển khai thực hiện Thông báo số 67- TB/VPTU ngày 30/7/2021 của Văn phòng Tỉnh ủy, Bí thư Tỉnh uỷ ghi nhận những kết quả quan trọng và đánh giá cao những quyết tâm cao, nỗ lực lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện.

Ông Nguyễn Thành Lương, Bí thư Huyện ủy Thường Xuân trình bày báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Bí thư Tỉnh uỷ thẳng thắn chỉ rõ: “kinh tế của huyện phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh”. Hiện nay, Thường Xuân vẫn là một trong huyện nghèo nhất cả nước (tốc độ tăng trưởng kinh tế xếp thứ 24/27 huyện, thị xã, thành phố, xếp thứ 8/11 huyện miền núi, quy mô kinh tế xếp thứ 21/27, thu nhập bình quân đầu người xếp thứ 23/27 toàn tỉnh). Tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công một số dự án trên địa bàn còn rất chậm...

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng thăm trang trại trồng bưởi của gia đình anh Lê Xuân Hoằng, xã Ngọc Phụng 

Trước những tồn tại trên, để huyện Thường Xuân thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Thường trực Huyện ủy, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, lãnh đạo từ huyện đến cơ sở phải thật sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa, đổi mới mạnh mẽ tư duy, phong cách làm việc sâu sát, quyết liệt, cụ thể; phải nghiên cứu, đánh giá kỹ các tiềm năng, thế mạnh, những yếu tố thuận lợi, cũng như những tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn của huyện trong quá trình phát triển.

Bí thư Tỉnh uỷ chia sẽ những khó khăn trong cuộc sống của những người dân nơi huyện nghèo

Khắc phục cho được tư tưởng “trông chờ, ỷ lại, thụ động, quen chịu khổ, không chịu khó, cam chịu đói nghèo” chuyển hóa thành tư tưởng "siêng năng chịu khó, cần cù lao động” để thoát nghèo. Tiếp tục nỗ lực, cố gắng, quyết tâm, quyết liệt, sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, đeo bám công việc đến cùng và làm việc gì dứt điểm việc đó, mang lại sản phẩm, hiệu quả đích thực.

Đường giao thông cũng được lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá đầu tư cho huyện nghèo Thường Xuân

Theo Bí thư Tỉnh ủy, Thường Xuân là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, huyện phải luôn xem phát triển nông nghiệp là nền tảng, là điều kiện quan trọng để phát triển bền vững... Gắn kết chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp chế biến, dịch vụ; sản xuất với bảo quản, chế biến, tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị nông sản trong các chuỗi giá trị.

Bí thư Tỉnh uỷ đi kiểm tra tiến độ dự án đường từ QL 47 đi cầu Tổ Rồng thuộc địa phận xã Xuân Cao, huyện Thường Xuân

 “Huyện Thường Xuân cần xác định phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương; đẩy mạnh phát triển các ngành nghề có thế mạnh của huyện như sản xuất điện, chế biến lâm sản, may mặc, chế biến và khai thác vật liệu xây dựng... Tăng cường thu hút các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao. Phát triển đồng bộ các ngành dịch vụ; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, nhất là du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, kết hợp phát triển du lịch tâm linh với du lịch cộng đồng”, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.

 

Lê Thức
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top