Theo Kế hoạch sản xuất gắn với xuất khẩu vải thiều năm 2021 của sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang sản lượng vải thiều năm 2021 ước đạt 160 nghìn tấn, trong đó, sản lượng xuất khẩu chiếm hơn 61% (gần 98.000 tấn).
Theo kế hoạch của sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang diện tích sản xuất vải thiều của tỉnh này năm 2021 vào khoảng 27,7 nghìn ha; năng suất 58,7 tạ/ha; sản lượng 160 nghìn tấn. Trong đó diện tích vải sớm hơn 6 nghìn ha, năng suất 67 tạ/ha, sản lượng hơn 40 nghìn tấn; vải chính vụ 21,6 nghìn ha, sản lượng hơn 119 nghìn tấn.
Sản xuất vải an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP 15,2 nghìn ha, năng suất 73,3 tạ/ha; sản lượng 111 nghìn tấn; vải sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP 338 ha, sản lượng 2,4 nghìn tấn.
Về xuất khẩu, sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang xác định có 3 thị trường chính. Đối với thị trường Trung Quốc, tỉnh tập trung chỉ đạo sản xuất đối với 149 mã số vùng trồng đã được Trung Quốc chấp thuận với diện tích 15,8 nghìn ha, sản lượng khoảng 95 nghìn tấn tại các huyện: Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Tân Yên đảm bảo điều kiện xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc; duy trì 289 mã số cơ sở đóng gói phục vụ đủ nhu cầu xuất khẩu.
Đối với thị trường Mỹ, EU duy trì sản xuất 18 mã số vùng trồng diện tích 218 ha; năng suất 75 tạ/ha; sản lượng 1,6 nghìn tấn.
Đối với thị trường Nhật Bản, tiếp tục chỉ đạo 19 mã số vùng trồng, diện tích 103 ha, trong đó vùng vải sớm Tân Yên 5 ha, vải thiều chính vụ Lục Ngạn 98 ha. Năm 2021, rà soát mở rộng thêm vùng vải sớm 5 - 10 ha, vải thiều chính vụ 20 - 30 ha, nâng tổng số diện tích vùng vải thiều để phục vụ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản khoảng 138 ha, sản lượng khoảng 1,3 nghìn tấn; duy trì 01 cơ sở xông hơi khử trùng, đóng gói đáp ứng nhu cầu phục vụ xuất khẩu.
Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang yêu cầu UBND các huyện sản xuất vải có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng tổ chức thực hiện hoàn thành Kế hoạch sản xuất vải năm 2021; tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, hướng dẫn người trồng vải áp dụng khoa học kỹ thuật mới, tiên tiến đảm bảo theo yêu cầu của từng thị trường; mở rộng diện tích trồng vải theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ... để đảm bảo an toàn đủ điều kiện phục vụ trong nước và xuất khẩu.
Thành lập tổ công tác chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, quản lý sản xuất, phòng trừ sâu bệnh tại các vùng sản xuất vải thiều, đặc biệt các vùng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Mỹ, Úc, EU...
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND xã liên quan phối hợp các cơ quan, đơn vị thuộc bộ Nông nghiệp và PTNT, sở Nông nghiệp và PTNT tuyên truyền, vận động, lựa chọn vùng sản xuất, cấp mã số vùng trồng theo qui định của thị trường Nhật Bản; giám sát quy trình chăm sóc, sử dụng hóa chất thuốc bảo vệ thực vật, quản lý dịch hại đảm bảo các quy định của các thị trường trong vùng sản xuất; quản lý chặt chẽ việc kinh doanh, buôn bán, sử dụng vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất vải thiều trên địa bàn huyện.
Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc nông dân tham gia ký kết hợp đồng với doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và tiêu thụ vải thiều, đảm bảo doanh nghiệp có đủ sản phẩm chất lượng phục vụ xuất khẩu; hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và kinh doanh vải thiều trên địa bàn.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật là cơ quan đầu mối của sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các huyện và các đơn vị liên quan thuộc Sở tổ chức chỉ đạo, triển khai kế hoạch sản xuất vải thiều năm 2021.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.