Đại dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng lớn đến toàn bộ đời sống xã hội và nền kinh tế.
Ảnh hưởng của đại dịch không chỉ dừng lại ở tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn còn gây ra những tiêu cực xã hội như mất việc làm, giảm thu nhập...
Trong bối cảnh đó, một trong những trọng tâm của ngành Ngân hàng hiện nay là chấn chỉnh, đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động trong hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), đảm bảo các quỹ phát triển an toàn, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên được vay vốn để duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh. Trong thành công chung đó của ngành ngân hàng có sự đóng góp của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN)
Hỗ trợ Quỹ tín dụng nhân dân phát triển bền vững
Hiện nay, hệ thống QTDND không ngừng lớn mạnh cả về quy mô và số lượng. Cả nước có hơn 1.181 QTDND với gần 2 triệu thành viên chủ yếu ở khu vực nông thôn, đóng góp ngày càng quan trọng cho công cuộc xóa đói giảm nghèo như mở rộng dịch vụ ngành nghề, tạo công ăn việc làm, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, là một kênh huy động vốn quan trọng và đóng góp tích cực trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Là công cụ đắc lực của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong sứ mệnh bảo vệ người gửi tiền, nâng cao niềm tin công chúng, với việc triển khai các hoạt động nghiệp vụ của mình, BHTGVN đã góp phần duy trì sự ổn định, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống QTDND. Trong suốt vòng đời hoạt động của QTDND đều có sự “hiện diện” của BHTGVN từ cấp chứng nhận tham gia BHTG, giám sát thường xuyên, kiểm tra định kỳ, xử lý, cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản, phục hồi hoạt động, đến việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, niềm tin của người gửi tiền và thành viên quỹ về BHTG và trả tiền bảo hiểm khi phát sinh nghĩa vụ chi trả.
Đặc biệt, ngày 31/1/2019, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định 1173/QĐ-NHNN về Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 06/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và yêu cầu BHTGVN tăng cường vai trò, phối hợp kiểm tra, giám sát QTDND, qua đó hỗ trợ xác định các rủi ro tiềm ẩn có khả năng gây ra khủng hoảng tài chính – ngân hàng và đề xuất, triển khai các giải pháp nhằm củng cố, chấn chỉnh hoạt động của các QTDND. Mặc dù tình hình dịch bệnh Covid – 19 gây ảnh hưởng đến quá trình công tác nhưng BHTGVN đã vượt qua khó khăn, nỗ lực triển khai công tác. Đối với những QTDND có vấn đề, BHTGVN thực hiện giám sát chuyên sâu để theo dõi diễn biến, nắm vững thực trạng và biến động của các loại tiền gửi, nhất là tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm. Đối với nghiệp vụ kiểm tra, BHTGVN thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về BHTG, kiểm tra chuyên sâu về tiền gửi được bảo hiểm đối với QTDND nhằm kịp thời phát hiện các sai phạm. Thông qua đó, BHTGVN đưa ra nhiều kiến nghị đối với các QTDND nhằm khắc phục các tồn tại, thiếu sót, vi phạm được phát hiện qua kiểm tra, đồng thời đã có những kiến nghị với NHNN chỉnh sửa một số cơ chế, chính sách đối với hoạt động của hệ thống QTDND.
Chính sách an dân hữu hiệu trong đại dịch
Đến với mỗi điểm giao dịch của QTDND hay ngân hàng thương mại, người gửi tiền đều sẽ thấy Chứng nhận tham gia Bảo hiểm tiền gửi ở những vị trí dễ nhận biết nhất. Đó chính là dấu hiệu để nhận biết những tổ chức tín dụng đã tham gia bảo hiểm tiền gửi, và người gửi tiền tại đây sẽ được bảo vệ theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi.
Chị Mai Phương - người gửi tiền tại một QTDND trên địa bàn Hà Nội cho biết, dù đã tới Quỹ nhiều lần và đã quen với khung cảnh phòng giao dịch, song mỗi khi bước vào, chị vẫn thường hướng ánh mắt về phía Chứng nhận tham gia BHTG được treo trên tường. Với người gửi tiền nói chung, Chứng nhận là một sự bảo chứng cho QTDND, bởi khi đó quỹ đã tham gia BHTG và cũng đồng nghĩa với việc tiền gửi của họ được bảo vệ.
Những ngày qua, QTDND Tam Đa (Bắc Ninh) đã chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp với mục đích tương trợ, liên kết giữa các thành viên, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thành viên được vay vốn để duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh. Ông Nguyễn Văn Quang – Chủ tịch Hội đồng quản trị QTDND Tam Đa chia sẻ, trong thời gian giãn cách xã hội, số lượng khách hàng đến giao dịch tại Quỹ đã giảm đáng kể, tuy nhiên tổng số tiền gửi lại tăng khá cao so với trước khi dịch bùng phát. Qua đó có thể thấy, người dân vẫn rất tin tưởng, an tâm khi gửi tiền vào Quỹ giữa đại dịch.
“Quỹ đã được BHTGVN cấp Chứng nhận tham gia BHTG với cam kết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền tại Quỹ. Qua đó, niềm tin của người dân đối với QTDND Tam Đa ngày càng được củng cố, giúp công tác huy động vốn ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra, giám sát của BHTGVN là cách thức hữu hiệu hạn chế thấp nhất rủi ro trong hoạt động. Chấp hành tốt pháp luật về BHTG cũng chính là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, duy trì hoạt động an toàn, lành mạnh của QTDND Tam Đa” – ông Quang nhấn mạnh.
Bà Nguyễn Thị Trà - Chủ tịch Hội đồng quản trị QTDND Vĩnh Phương ̣(TP. Nha Trang) nhận định: “Tổ chức BHTG như chiếc phao cứu sinh cho các QTDND trong công tác huy động vốn. Những năm gần đây, chính sách BHTG ngày một được tuyên truyền rộng rãi tới toàn dân, điều này khiến khách hàng rất yên tâm khi gửi tiền vào QTDND. Đối với QTDND Vĩnh Phương, khách hàng đến gửi tiền tại Quỹ ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Hiện nay, khách hàng đến với Quỹ không còn quan tâm đến mức chi trả bảo hiểm tiền gửi là bao nhiêu mà họ chỉ quan tâm đến việc có được gửi tiền tại Qũy hay không”.
Có thể thấy, dịch bệnh Covid– 19 hiện vẫn đang có nhiều diễn biến khó lường, đòi hỏi sự nỗ lực vươn lên của chính doanh nghiệp, người dân và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị. Bằng những biện pháp thiết thực và hiệu quả, ngành Ngân hàng hoặc trực tiếp thông qua hoạt động tài chính và hoạt động phong trào; hoặc gián tiếp thông qua công cụ chính sách tiền tệ, đặc biệt là chính sách BHTG đã tạo ra nguồn lực to lớn trong cuộc chiến phòng chống đại dịch. Trên mỗi bước đường dù gian khó, ngành Ngân hàng luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp, cá nhân để tháo gỡ khó khăn, vượt qua sóng gió, ổn định sản xuất và kinh doanh. Trong bối cảnh ấy, người dân vẫn luôn đặt niềm tin vào hệ thống ngân hàng nói chung cũng như các QTDND nói riêng. Về phần mình, các QTDND đã và đang đáp ứng được niềm tin ấy bằng việc vững vàng hoạt động ngay cả trong tâm dịch.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…