Cảng Chu Lai đón tàu container tải trọng lớn nhất từ trước đến nay
Ngày 23/8, cảng Chu Lai phối hợp với Cảng vụ hàng hải, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Nam đã đón tàu SITC HEBEI tải trọng 22.000 tấn chở hàng hóa từ Hàn Quốc cập cảng. Đây là tàu container có chiều dài, tải trọng lớn nhất từ trước đến nay cập cảng Chu Lai.
Hãng tàu SITC là một trong những hãng vận tải biển hàng đầu châu Á và thuộc top 10 hãng tàu lớn nhất thế giới. SITC kinh doanh dịch vụ logistics, vận chuyển container, giao nhận hàng hóa quốc tế, LCL, kho bãi, đại lý vận tải, vận tải hàng không…
Hiện nay, hãng đang khai thác 85 tàu với 64 tuyến vận chuyển đến 67 cảng lớn thuộc 13 quốc gia và vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Campuchia, Indonesia, Singapore, Brunei và Malaysia.
Tàu SITC HEBEI cập cảng Chu Lai có chiều dài 172m, rộng 27,6m, vận chuyển hàng của Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát, các doanh nghiệp trong KCN Tam Thăng (Quảng Nam), VSIP Quảng Ngãi. Sau khi xếp dỡ hàng tại cảng, tàu tiếp tục vận chuyển hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp miền Trung gồm: hạt nhựa Opec, sợi, tinh bột sắn, két giàn nóng máy lạnh,… đến các cảng khác.
Từ tháng 8/2016, Chu Lai Logistics (doanh nghiệp chủ quản của cảng Chu Lai) đã hợp tác với SITC khai trương tuyến hàng hải container quốc tế trực tiếp từ Hàn Quốc về cảng Chu Lai và ngược lại. Từ đó đến nay, cảng Chu Lai đã liên tiếp đón các chuyến tàu SITC cập cảng với tần suất trung bình từ 1-2 chuyến/tuần. Trong thời gian tới, đội tàu SITC trọng tải lớn sẽ tiếp tục cập cảng Chu Lai với tần suất 1 chuyến/tuần.
Việc đón tàu có chiều dài và tải trọng lớn đã khẳng định năng lực của Chu Lai Logistics, mở ra cơ hội giao thương hàng hóa của các doanh nghiệp đến các cảng biển lớn trên thế giới, thúc đẩy hoạt động xuất - nhập khẩu và logistics khu vực miền Trung Việt Nam.
Trong thời gian tới, Chu Lai Logistics tiếp tục mở thêm các tuyến vận tải quốc tế, hợp tác với các hãng tàu lớn trên thế giới để đẩy mạnh khai thác hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng Chu Lai, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp miền Trung - Tây Nguyên và Nam Lào, Bắc Campuchia.
Phát triển cảng biển và các dịch vụ logistics là 1 trong 5 trụ cột kinh tế đóng vai trò quan trọng để đưa vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trở thành động lực phát triển cho toàn khu vực, là “cửa ngõ’ ra biển quan trọng của các tỉnh vùng Tây Nguyên và hành lang Đông - Tây trong quá trình hội nhập theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế miền Trung.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, cùng với mục tiêu phát triển cảng Chu Lai trở thành cảng loại I, trong thời gian qua, cảng không ngừng được mở rộng, nâng cấp về quy mô, chất lượng dịch vụ. Tháng 3/2019, Chu Lai Logistics đã khởi công xây dựng bến cảng nước sâu có khả năng tiếp nhận tàu 50.000 tấn với chiều dài bến cảng mở rộng là 790m.
Đồng thời, Chu Lai Logistics tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực vận chuyển, xếp dỡ, mở rộng chuỗi cung ứng dịch vụ logistics trọn gói, tiết giảm chi phí và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho khách hàng; phát triển thêm các dịch vụ vận chuyển phục vụ các ngành nghề sản xuất kinh doanh mới, đặc biệt là vận tải nông sản xuất khẩu. Hiện nay, Chu Lai Logistics là một trong những trung tâm giao nhận - vận chuyển lớn, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng cao và đa dạng của các doanh nghiệp tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…
Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.