Mạnh dạn thành lập HTX chăn nuôi lợn an toàn sinh học, các thành viên HTX nông nghiệp Phúc Thọ không lo dịch bệnh và đầu ra.
Ông Nguyễn Hưng Thỉnh, thôn 5 xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) cho biết, năm 2016, khi Trung tâm Phát triển Chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (Sở Nông nghiệp – PTNT Hà Nội) đến hướng dẫn, hỗ trợ bà con cách chăn nuôi an toàn sinh học, sản xuất sạch, ông quyết định chuyển hướng chăn nuôi, để đảm bảo sức khoẻ chính gia đình mình và người dân.
Ông Thỉnh đang sản xuất thức ăn an toàn sinh học cho đàn lợn.
Sau đợt tập huấn, ông đã tìm hiểu kỹ, muốn sản xuất sạch bền vững, phải thực hiện vòng chăn nuôi khép kín từ đầu vào đến đầu ra, và phải liên kết chuỗi sản xuất, vì vậy, ông quyết định thành lập HTX để cùng bà con sản xuất sạch.
Rất may, sau khi bàn bạc với một số hộ dân có tâm huyết, chí hướng chăn nuôi lợn sạch, bà con đã đồng ý hợp tác. Ngay sau đó, năm 2016, ông và các hộ dân đã thành lập “HTX Sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp Phúc Thọ”, gồm 7 thành viên và từng bước thành công như ngày hôm nay.
Hiện, đàn lợn bột gối đầu của HTX thường xuyên có 100 con, với 3 hộ đảm nhận; 2 hộ nuôi lợn nái 50 con/hộ (các hộ còn lại 30 con/hộ). Theo đó, lợn bột nuôi 6 tháng mới xuất chuồng, giá 120.000 đồng/kg.
Thức ăn cho đàn lợn, do HTX tự phối trộn, theo công thức của nhà máy chế biến thức ăn an toàn sinh học gồm: ngô, cám gạo, đỗ tương, giá ngô hiện tại 6.000 đồng/kg, cám gạo 55.000 đồng/kg.
Cách làm cũng khá đơn giản: Đậu tương sấy khô, cộng với bột ngô, cám gạo, cho vào máy trộn lẫn và ép viên, không có chất bảo quản, tăng trọng, hạn sử dụng trong 3 ngày.
Ông Thỉnh đang chăm sóc đàn lợn của gia đình.
“Hàng tháng, các thành viên đăng ký đầu ra với HTX, ví dụ 30 hay 50 con/đợt, HTX đến đánh dấu từng con, đảm bảo chất lượng theo nguồn thức ăn HTX cung cấp sẽ nhập hàng.
Rất may, từ khi chuyển sang sản xuất thức ăn an toàn sinh học, chăn nuôi theo hướng bền vững, đầu ra khá ổn định, chủ yếu cung cấp cho Trường sỹ quan quân đội ở Hoà Lạc, Bệnh viện 108, các trường mầm non và phụ huynh học sinh ở Phúc Thọ.
Hy vọng, thời gian tới sản phẩm của HTX được biết đến nhiều hơn, để người tiêu dùng, người sản xuất đều có lợi” – ông Thỉnh cho biết thêm.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…