Chăn nuôi trâu, bò thịt: Hướng phát triển kinh tế hiệu quả
Với lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn thức ăn dồi dào, thích hợp cho việc chăn nuôi, nhiều hộ nông dân các tỉnh miền Trung đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi trâu, bò thịt.
“Đầu cơ nghiệp” giúp dân làm giàu
Con trâu trước đây được người nông dân gọi là “đầu cơ nghiệp”, bởi ngoài việc trâu, bò là nguồn sức kéo chủ yếu giúp nông dân trong công việc đồng áng, nhưng đồng thời nó cũng là một tài sản lớn của người nông dân.
Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển, máy móc nông nghiệp đã thay thế sức kéo của trâu, bò giúp tăng năng suất lao động, tạo ra nhiều của cải vật chất, người nông dân cũng giảm được tối đa công sức lao động bỏ ra trên cánh đồng của mình. Trâu, bò được người dân chăn nuôi để tạo ra nguồn thực phẩm có chất dinh dưỡng cao, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Nhận thấy nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng cao, nhất là thịt trâu bò, nông dân nhiều địa phương cả đồng bằng và miền núi đã đầu tư chăn nuôi với số lượng lớn, tạo sinh kế và phát triển kinh tế gia đình.
Gia đình chị Trần Thị Tuyền ở thôn 10, xã Long Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An), có thâm niên hơn 10 năm nuôi bò vỗ béo. Trước đây, gia đình chị nuôi bò theo hình thức thả rông, thời gian nuôi kéo dài mà hiệu quả kinh tế không cao. Những năm gần đây, mỗi lứa chị nuôi vỗ béo từ 5 – 6 con bò, mỗi năm nuôi 2 lứa, sau khi trừ chi phí thu lãi 40 – 50 triệu đồng/năm. Tuy nuôi bò là nghề phụ nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Chị Tuyền cho biết: Bò là vật nuôi ít bị rủi ro, dễ nuôi, dễ chăm sóc, chi phí thức ăn thấp, chủ yếu lấy công làm lãi.
Trang trại chăn nuôi trâu, bò của ông Võ Văn Khả ở xã Nghĩa Hoàn, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) có diện tích 2ha, ông dành 5.000m2 làm chuồng nhốt trâu, bò, diện tích còn lại trồng cỏ voi, cỏ sữa. Những năm trước đây gia đình ông chăn nuôi 4 - 5 con bò tại nhà, nhưng do đất chật không nuôi được nhiều và mùi hôi thối gây ra làm ảnh hưởng môi trường, tiền lãi không đáng kể.
Năm 2018, thực hiện chủ trương phát triển chăn nuôi và đưa chuồng trại ra xa các khu dân cư do UBND xã phát động, gia đình ông Khả mở trang trại nuôi từ 20 - 30 con bò vỗ béo, mỗi năm xuất bán 3 lứa, thu về 400 - 500 triệu đồng. Năm 2021, ông Khả hy vọng doanh thu sẽ nhiều hơn do giá thịt hơi có xu hướng tăng.
Hay như gia đình ông Lê Văn Thái ở xóm Tân Thịnh, xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) trước đây chỉ nuôi trâu, bò sinh sản, giống địa phương, nhưng sau nhiều năm chăn nuôi thấy vất vả, hiệu quả kinh tế lại không cao nên ông Thái nghĩ cách chuyển hướng. Sau khi tìm hiểu về giống bò lai 3B, ông Thái mạnh dạn chuyển sang nuôi bò lai sin phối giống 3B. Đến nay, sau 2 năm chuyển đổi mô hình, bò phát triển nhanh hơn gấp nhiều lần bò cỏ truyền thống, thịt ngon, ít dịch bệnh. Cùng một con bò nhưng với bò 3B nuôi 9 tháng bán được từ 30 - 35 triệu đồng, trong khi đó bò cỏ cùng thời gian nuôi như vậy nhưng chỉ được giá 17 triệu đồng.
Nhận thấy điều kiện tự nhiên thuận lợi, sau khi xây dựng chuồng trại xong, năm 2006 chị Châu vay mượn anh em, họ hàng mua 2 con trâu cái giống và 1 con trâu đực giống. Từ 3 con trâu ban đầu, sau hơn 10 năm, tổng đàn trâu được 27 con. Trong đó 11 con trâu sinh sản, 7 con nghé từ 12 - 24 tháng tuổi, 10 con nghé được 5 - 6 tháng tuổi.
Chị Châu chia sẻ, sau hơn một năm nuôi, đàn trâu bắt đầu sinh sản. Sau khi sinh hai tháng, trâu mẹ tiếp tục mang thai, nghé nuôi từ 8 - 12 tháng tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường và người mua là xuất chuồng, bình quân mỗi con nghé nuôi được 8-12 tháng thì bán được 10 -12 triệu đồng/con, nuôi được 24 tháng bán được trên 20 triệu đồng. Một năm, gia đình xuất bán chục con nghé, trừ chi phí còn lãi gần 200 triệu đồng. Hiện đàn trâu của gia đình có giá trị từ 600 - 700 triệu đồng.
Ông Trương Công Cánh - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thọ, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) nói: "Nghĩa Thọ là xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn. Để công tác xóa đói giảm nghèo tiến tới làm giàu cho người dân thuận lợi, thành công từ mô hình chuyển đổi nuôi bò 3B của nông dân Nghĩa Đàn đã mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho nông dân từ góp phần vào công tác giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới tại địa phương”.
Còn ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tân Kỳ cho biết, toàn huyện có 21 xã đều có đề án phát triển chăn nuôi trâu, bò dưới hình thức trang trại được xây dựng cách xa bản làng để không gây ô nhiễm môi trường cho các khu dân cư tập trung.
Hiện tại, toàn huyện có 80 hộ chăn nuôi trâu, bò đã liên kết với các doanh nghiệp đảm bảo khép kín từ đầu vào đến đầu ra cho người chăn nuôi (trừ thức ăn thô tự sản xuất lấy). Bằng cách làm này, trung bình các hộ chăn nuôi thu về từ 700.000 - 1.200.000 đồng/con/tháng.
Cũng theo ông Nguyễn Quang Trung, nhờ phát triển mạnh trang trại chăn nuôi trâu, bò đàn tập trung, toàn huyện đã có 56.000 con trâu, bò, sản lượng thịt khoảng 33.000 tấn/năm, doanh thu ước đạt 650 tỉ đồng, chiếm 70% tổng giá trị ngành chăn nuôi của huyên.
Ban đầu chỉ được sử dụng làm vật nuôi, để tạo sức kéo trong công việc đồng áng, nhưng đến nay trâu, bò đã được người nông dân đầu tư chăn nuôi với số lượng lớn, làm thực phẩm có chất lượng và dinh dưỡng cao cho nhu cầu tiêu dùng. Chăn nuôi trâu, bò thịt bây giờ đã trở thành một nghề để người dân phát triển kinh tế và làm giàu từ “đầu cơ nghiệp”.
Chú trọng phát triển giống bản địa và định hướng cho nông dân
Có thể thấy việc chăn nuôi bò để làm nguồn thực phẩm chất lượng cao, được người nông dân chú trọng bởi nó tạo gia giá trị lớn. Nhưng giống trâu, bò được chăn nuôi không chỉ đơn thuần là những giống trâu, bò bản địa, mà một số địa phương nông dân đã chăn nuôi cả những giống trâu, bò được các doanh nghiệp nhập khẩu từ nước ngoài về.
Với hình thái thời tiết khắc nghiệt ở miền Bắc vào mùa đông và nắng nóng ở miền Trung, nếu không phải là những giống trâu, bò bản địa sẽ gặp nhiều khó khăn trong chăm sóc. Những giống trâu, bò được nhập khẩu về Việt Nam được nông dân chăn nuôi sẽ không thích ứng với điều kiện khí hậu và môi trường, dẫn đến sức khỏe trâu, bò kém, mắc dịch bệnh. Nếu không được chăm sóc và chữa trị kịp thời sẽ gây thiệt hại rất lớn cho bà con nông dân, do đó chăn nuôi phát triển giống trâu, bò bản địa vẫn là quan trọng nhất.
Vùng miền núi Nghệ An có nhiều giống trâu, bò khá nổi tiếng về trọng lượng lớn, thân hình to khỏe như: Bò vàng của người Mông ở Kỳ Sơn. Dân bản gọi là bò Mông, giống bò này to, cao, có trọng lượng bình quân từ 250 - 350 kg/con, điển hình có những con trọng lượng lên đến trên 400kg.
Trâu Quỳ Châu, Quỳ Hợp vừa to, vừa khỏe, có trọng lượng bình quân 400 - 450 kg/con, có con lên đến 470 - 480 kg/con. Nhưng dân bản ở các huyện miền núi có sở thích chăn nuôi bò nhiều hơn trâu.
Để tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi trâu, bò trong toàn huyện phát triển theo hướng chăn nuôi trang trại, tính đến hết năm 2019 toàn huyện Quỳ Châu đã xây dựng được 14 trang trại và 69 gia trại chăn nuôi bò tập trung ở một số xã như Châu Hạnh, Châu Phong, Châu Bình… Đồng thời đầu tư hỗ trợ gần 3 tỉ đồng xây dựng được 1.736 chuồng trại, thuốc vacxin tiêm phòng, mua con giống…
Ông Lữ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND xã Tri Lễ cho biết: Mỗi một hộ dân ở các thôn, bản xa trung tâm xã, có đất đồi núi, đất rừng nhiều, xã khuyến khích mở trang trại chăn nuôi và được phép khoanh một vùng diện tích đồi núi tự nhiên khoảng 10 - 15ha để chăn thả trâu bò và trồng cỏ. Riêng những bản ở vùng trung tâm xã, điều kiện về đất đai không có nhiều phải chăn nuôi bò nhốt tại chuồng như bản Xan, Yên Sơn, Ná Ca… thì được cấp đất để trồng cỏ voi, cỏ sữa.
Việt Nam có giống bò vàng, ưu điểm là thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Việt Nam, chăn nuôi đơn giản, có thể tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn, phụ phẩm nông nghiệp, chịu được kham khổ khi thức ăn thiếu thốn.
Đặc biệt, bò vàng Việt Nam chống chịu bệnh rất tốt, chịu được các loại ve, mòng, các bệnh ký sinh trùng. Khả năng sinh sản của bò tốt. Bò cái nếu được chăm sóc tốt có thể phối giống đầu tiên lúc 20 tháng tuổi, chu kỳ mỗi lứa từ 12 - 13 tháng, tỷ lệ nuôi sống bê con cao đến 95%.
Theo số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2020 đàn bò thịt đạt 6,325 triệu con, tăng 4,38 % so với năm 2019; đàn trâu đạt 2,33 triệu con, giảm 2,31 % so với năm 2019. Tính đến cuối tháng 5/2021, ước tính tổng số trâu của cả nước giảm khoảng 2,8%; số lượng bò tăng khoảng 2% so với cùng thời điểm năm 2020.
Năm 2020, sản lượng thịt bò đạt 441,51 ngàn tấn, tăng 2,51 % so với năm 2019, sản lượng thịt trâu đạt 120,25 ngàn tấn, giảm 4,02 % so với năm 2019.
Do sản lượng thịt bò trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nên lượng bò thịt và thịt bò nhập khẩu về liên tục tăng. Năm 2020, số lượng bò sống được nhập khẩu về Việt Nam gần 550 nghìn con, tương đương 194,2 ngàn tấn thịt (tính bình quân 350 kg/con), tăng 13,6% so với năm 2019.
Tổng kim ngạch nhập khẩu thịt trâu bò trong năm 2020, đạt gần 414,4 triệu USD, tăng 28,8% so với năm 2019. Lượng bò thịt và thịt bò nhập về Việt Nam tăng mạnh từ đầu năm 2020 đên nay là bởi giá thịt lợn trong nước quá cao, nên các doanh nghiệp nhập khẩu tận dụng gia tăng lượng nhập thịt bò.
Do ảnh hưởng của dịch TLCP nên sản lượng thịt lợn cung cấp cho thị trường giảm, lựa chọn thịt trâu, bò để làm thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày đang là một nhu cầu lớn của xã hội.
Việc nông dân đầu tư vào chăn nuôi trâu, bò thịt hiện nay đang là một hướng đi đúng, nhất là ở những địa phương có điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn dồi dào. Vừa tạo kế sinh nhai cho bà con, vừa bảo tồn được giống bò bản địa truyền thống. Điều quan trọng là “đầu cơ nghiệp” đã giúp bà con thoát nghèo và làm giàu.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.
Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.