Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 19 tháng 9 năm 2019 | 10:36

Chênh lệch giá cao, lợn miền Nam "tìm đường" ra Bắc

Chỉ trong một tháng qua đã có hơn 1.500 chuyến xe chở lợn từ các tỉnh, thành phía Nam qua trạm kiểm dịch Ông Đồn (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) ra Bắc.

lon.jpg

Thịt lợn được giết mổ, chuẩn bị cung ứng ra thị trường tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN)

 

Theo con số thống kê, chỉ trong một tháng qua đã có hơn 1.500 chuyến xe chở lợn từ các tỉnh, thành phía Nam qua trạm kiểm dịch Ông Đồn (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) ra Bắc.

Nguyên nhân là do chênh lệch giá giữa miền Nam và miền Bắc, trong khi “cơn bão” dịch tả lợn châu Phi vẫn đang diễn biến phức tạp khiến nguồn cung khan hiếm.

Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cho biết, hiện nay, giá lợn hơi tại Đồng Nai dao động từ 41.000-43.000 đồng/kg. Trong khi giá lợn tại các tỉnh, thành phía Bắc có chung biên giới với Trung Quốc giá dao động ở mức 57.000-58.000 đồng/kg.

Ông Đoán cho rằng, do giá lợn chênh lệch cao là nguyên nhân khiến thương lái tìm mua lợn ở các tỉnh phía Nam đưa ra phía Bắc.

Một số thương lái thu mua lợn tại Đồng Nai cho biết, lợn chở ra phía Bắc chủ yếu xuất sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch.

Theo ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai, chỉ tính từ ngày 10/8 đến ngày 10/9/2019, có đến 1.541 xe tải chở lợn qua trạm kiểm dịch thú y Ông Đồn đi ra phía Bắc với số lượng gần 176.000 con. Số lợn trên chủ yếu được xuất bán từ các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu và các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Lãnh đạo Trạm kiểm dịch thú y Ông Đồn cho biết, tất cả các xe tải chở lợn chuyển từ các tỉnh phía Nam ra Bắc qua trạm đều được xét nghiệm dịch tả châu Phi và thực hiện các thủ tục kiểm dịch theo quy định. Phần lớn số lợn chở ra Bắc có trọng lượng khoảng 100 kg/con, mỗi xe chở khoảng 150 con và một số xe chở lợn ra các tỉnh miền Trung chủ yếu là lợn có trọng lượng từ 50-70 kg/con.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai cho biết, trước khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi, tổng đàn của Đồng Nai khoảng 2,5 triệu con. Tuy nhiên, do dịch bùng phát mạnh khiến tổng đàn lợn của tỉnh đã giảm 50%, lượng lợn tiêu hủy do dịch bệnh hơn 375.000 con, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

Ông Nguyễn Kim Đoán cho biết, hiện đàn lợn do người dân chăn nuôi nhỏ lẻ đã giảm hơn 80% và hiện nay chưa thể tái đàn do dịch vẫn đang bùng phát.

Trong khi người chăn nuôi lợn đang thiệt hại lớn do dịch tả châu Phi thì những loại hình chăn nuôi khác như gà, vịt cũng đang phải chịu lỗ nặng do giá giảm.

Ông Đoán cho biết, hiện nay, giá gà trắng công nghiệp tại Đồng Nai giảm xuống còn 12.000-13.000 đồng/kg; giá gà lông màu còn dưới 30.000 đồng/kg; giá vịt 30.000 đồng/kg. Với giá này, người chăn nuôi đang chịu lỗ nặng.

Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai cho biết, sau khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi, tỉnh đã khuyến khích người dân chuyển đổi sang chăn nuôi các loại gia cầm để thay thế thịt lợn. Hiện tổng đàn gà của Đồng Nai đạt gần 25 triệu con, tăng hơn 16% so với tháng 4/2019. Do nguồn cung thịt gà tăng, trong khi người dân vẫn duy trì thói quen sử dụng thịt lợn khiến giá gà sụt giảm./.

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top