Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 24 tháng 6 năm 2021 | 9:53

Chính sách bảo hiểm tiền gửi góp phần thúc đẩy sự phát triển ổn định và bền vững của hoạt động ngân hàng

Các nội dung cơ bản của chính sách BHTG cho phép ngân hàng thực hiện trách nhiệm với người gửi tiền - đối tượng tin tưởng trao tài chính của mình cho ngân hàng kinh doanh.

Sau hơn 20 năm đi vào cuộc sống, chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) đã và đang thực sự trở thành một công cụ hữu hiệu của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Sự xuất hiện của BHTG phản ánh tính trách nhiệm xã hội của hoạt động ngân hàng, được cụ thể hóa bằng mức độ trách nhiệm trực tiếp đối với người gửi tiền và gián tiếp đối với sự phát triển ổn định và bền vững của hoạt động ngân hàng.

bhtg.jpg
Trụ sở BHTGVN. Nguồn: internet

 

Các nội dung cơ bản của chính sách BHTG cho phép ngân hàng thực hiện trách nhiệm với người gửi tiền - đối tượng tin tưởng trao tài chính của mình cho ngân hàng kinh doanh. Điều kiện tham gia BHTG, loại tiền gửi được bảo hiểm, phí bảo hiểm, hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi, quy trình, thủ tục chi trả, hoạt động giám sát, kiểm tra của tổ chức BHTG, phổ cập chính sách BHTG, và tổ chức BHTG tham gia giải quyết khó khăn cho ngân hàng huy động tiền gửi là những nội dung cốt lõi của chính sách BHTG. Mức độ thực hiện các nội dung này phản ánh mức độ đáp ứng tiêu chí đạo đức và trách nhiệm xã hội của hoạt động ngân hàng, xét trên góc độ người gửi tiền.

Tham gia BHTG là điều kiện bắt buộc đối với tất cả các ngân hàng có huy động tiền gửi. Quy định này loại bỏ rủi ro chọn nhầm đối tượng trong tham gia BHTG. Việc được cấp giấy Chứng nhận tham gia BHTG giúp các ngân hàng củng cố hình ảnh, tăng cường niềm tin từ cộng đồng và tăng khả năng huy động tiền gửi. Khoản 3, Điều 12, Luật BHTG quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG như sau: “Nộp phí BHTG đầy đủ và đúng thời hạn”. Như vậy, người gửi tiền không phải nộp phí BHTG nhưng vẫn là đối tượng được bảo vệ.

Hạn mức trả tiền BHTG phản ánh mức độ bồi thường cho người gửi tiền khi ngân hàng không có khả năng hoàn trả tiền gửi tức thì. Hạn mức trả tiền bảo hiểm được xác định dựa trên mức thu nhập bình quân đầu người, mức độ lạm phát và mức độ đáp ứng dao động từ 80 - 90% số người gửi tiền tại ngân hàng và được điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam trong từng thời kỳ. Hơn nữa, hạn mức trả tiền bảo hiểm được xác định trả ngay tức thì cho người gửi tiền với số lượng tiền trong hạn mức. Số tiền gửi vượt hạn mức sẽ được xem xét trả trong giai đoạn thanh lý tài sản của ngân hàng đóng cửa. Cho đến nay, hạn mức trả tiền BHTG đã 02 lần thay đổi, từ 30 triệu đồng năm 1999 lên 50 triệu đồng năm 2005 và hạn mức BHTG hiện hành là 75 triệu đồng/người/một tổ chức tham gia BHTG. Ngày 31.7.2020, Chính phủ đã công bố dự thảo Quyết định của Thủ tướng về hạn mức trả tiền BHTG với định hướng hạn mức BHTG dự kiến nâng lên trong thời gian tới là 125 triệu đồng nhằm bảo vệ tốt hơn nữa cho người gửi tiền.

Đặc biệt, hoạt động giám sát, kiểm tra của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đối với tổ chức tham gia BHTG được xem là hoạt động nòng cốt, cho phép BHTGVN đóng góp vào giảm thiểu rủi ro phát sinh trong hoạt động ngân hàng. Trên cơ sở các thông tin thu thập được trong quá trình giám sát, kiểm tra, BHTGVN phát hiện những biến động bất thường trong hệ thống và báo cáo Ngân hàng Nhà nước kịp thời chấn chỉnh và xử lý những vi phạm quy định về an toàn tài chính. Tính đến thời điểm hiện tại, BHTGVN đang bảo vệ cho hơn 5,7 triệu tỷ đồng tiền gửi tại 1.282 tổ chức tham gia BHTG.

Bên cạnh đó, mức độ phổ cập nội dung chính sách BHTG quyết định tới tác dụng và hiệu quả triển khai chính sách. Để hạn chế các biểu hiện hoang mang, mất niềm tin, hiệu ứng đám đông bất lợi,… khi có thông tin tiêu cực về hoạt động ngân hàng, công tác thông tin tuyên truyền được BHTGVN tích cực triển khai theo hướng đa dạng về nội dung, hình thức, mở rộng kênh truyền thông đến các vùng sâu, vùng xa, tạo sự an tâm, tin tưởng của người gửi tiền đối với hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam.

Có thể thấy, thành công của công cụ chính sách BHTG có thể được đánh giá ở nhiều góc độ, trong đó gia tăng niềm tin của người gửi tiền, qua đó để nâng cao thói quen giao dịch của người dân là một mục tiêu lớn. Một khi có sự bảo vệ mạnh, an tâm hơn vào hệ thống ngân hàng, người gửi tiền sẽ điều chỉnh hành vi gửi tiền tiết kiệm của mình, tìm hiểu và tiếp cận vốn qua kênh tín dụng ngân hàng chính thống, tránh bị mắc bẫy, rơi vào vòng xoáy cho vay nặng lãi của tín dụng đen.

 

 

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top