Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 28 tháng 6 năm 2020 | 18:10

Củng cố niềm tin vào hệ thống ngân hàng thông qua hạn mức BHTG

Hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi (BHTG) trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia BHTG khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.

Thực tế cho thấy, trong trường hợp tổ chức tín dụng bị đổ vỡ thì vấn đề người gửi tiền quan tâm nhất là họ có được chi trả BHTG không và nếu có thì sẽ là bao nhiêu. Việc đặt ra hạn mức phù hợp sẽ trở thành điều kiện tiên quyết góp phần bình ổn hoạt động ngân hàng, giúp duy trì niềm tin của người gửi tiền đối với hệ thống các tổ chức tín dụng, đồng thời khẳng định cam kết của Chính phủ trong việc bảo vệ người gửi tiền thông qua chính sách BHTG.

2.jpg
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

 

Cơ chế thiết lập hạn mức BHTG

Tại nhiều quốc gia, niềm tin của người gửi tiền đã được sử dụng như một yếu tố xem xét để điều chỉnh hạn mức trả tiền bảo hiểm. Theo khuyến nghị của Hiệp hội BHTG quốc tế (IADI), hạn mức BHTG nên có giới hạn, đáng tin cậy và bảo hiểm cho phần lớn người gửi tiền (bảo vệ toàn bộ 90-95% người gửi tiền). Tuy nhiên, nếu hạn mức BHTG quá cao sẽ làm xói mòn kỉ luật thị trường, tạo ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tài chính bởi khi đó người gửi tiền sẽ xem nhẹ vấn đề rủi ro mà lựa chọn ngân hàng lãi suất cao nhất để gửi tiền. Điều này có thể dẫn tới cuộc đua lãi suất của các ngân hàng, cuộc chiến giành thị phần này trở thành tác nhân gây rối loạn hệ thống tài chính tiền tệ. Ngược lại, hạn mức thấp có thể làm suy giảm niềm tin của người gửi tiền đối với hệ thống ngân hàng, ở mức độ nghiêm trọng nhất có thể gây ra hoảng loạn, hiện tượng rút tiền hàng loạt trong toàn hệ thống tại một quốc gia, lây lan từ một quốc gia sang các quốc gia khác, từ khu vực này sang khu vực khác.

Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến việc xác định hạn mức BHTG bao gồm nguồn quỹ sẵn có, giai đoạn phát triển kinh tế, mối liên kết với các nước láng giềng, hoặc sự tồn tại của nhiều hệ thống BHTG trong một quốc gia. Nếu dòng vốn lưu thông của các quỹ giữa các quốc gia láng giềng lớn, hạn mức BHTG của các quốc gia này cần phải tính đến khi xác định các quy định về hạn mức BHTG. Ví dụ, sự khác biệt giữa hạn mức BHTG các nước láng giềng có thể dẫn đến sự tháo chạy của người gửi tiền.

Ngoài ra, hạn mức BHTG nên được xem xét, đánh giá lại thường xuyên và được điều chỉnh một cách thích hợp dựa trên các yếu tố như lạm phát, thay đổi thu nhập của người dân, quy mô tiền gửi của người gửi tiền, kỳ vọng của thị trường và các yếu tố khác tác động tới mục tiêu chính sách công.

Đã đến lúc thay đổi hạn mức BHTG

Có thể nói, việc thay đổi hạn mức BHTG từng thời kỳ là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả triển khai chính sách và là công cụ quan trọng để duy trì niềm tin của tổ chức BHTG. Tại Việt Nam, hạn mức trả tiền bảo hiểm cũng nhiều lần được điều chỉnh để phù hợp hơn với thực tế. Cụ thể, tại Nghị định 89/1999/NÐ-CP của Chính phủ về BHTG ngày 01/9/1999 đã quy định số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia BHTG, tối đa là 30 triệu đồng. Sau 5 năm hoạt động, đến năm 2005, tại Nghị định 109/2005/NÐ-CP ngày 24/8/2005 sửa đổi Nghị định 89/1999/NÐ-CP, Chính phủ đã nâng hạn mức trả tiền bảo hiểm lên 50 triệu đồng để phù hợp với sự thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Hiện tại, theo Quyết định số 21/2017/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 05/8/2017, hạn mức trả tiền bảo hiểm đã được nâng từ 50 triệu đồng lên mức 75 triệu đồng (tương đương với khả năng bảo vệ toàn bộ được hơn 87% số lượng người gửi tiền), hạn mức này khá gần với khuyến nghị của IADI.

Tuy nhiên, sau 3 năm áp dụng, tới nay, các điều kiện kinh tế vĩ mô liên quan đến hạn mức trả tiền bảo hiểm như GDP bình quân đầu người, lạm phát, tỷ giá, lãi suất… có nhiều thay đổi. Hệ thống ngân hàng Việt Nam không ngừng lớn mạnh về quy mô vốn cũng như tài sản, đảm bảo nhiệm vụ lưu thông vốn và đóng góp ngày càng quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế. Tình hình tiền gửi và người gửi tiền được bảo hiểm cũng đã có những thay đổi đáng kể.

Các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thay đổi theo hướng bổ sung chức năng, nhiệm vụ mới cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Các nhiệm vụ mới của BHTGVN tập trung vào việc tham gia cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém gắn với xử lý nợ xấu trước mắt tập trung đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, cũng như bảo vệ quyền lợi của tổ chức và cá nhân gửi tiền.

Bên cạnh đó, năng lực tài chính của BHTGVN đã tăng đáng kể trong thời gian vừa qua. Tính đến ngày 30/6/2020, tổng tài sản của BHTGVN đạt hơn 64 nghìn tỷ đồng, trong đó Quỹ dự phòng nghiệp vụ đạt hơn 58 nghìn tỷ đồng. So với thời điểm năm 2017 khi tăng hạn mức lên 75 triệu đồng, tổng nguồn vốn của BHTGVN đã tăng 60 % và Quỹ dự phòng nghiệp vụ tăng 70,5% (kết thúc năm 2017, tổng nguồn vốn của BHTGVN là 40 nghìn tỷ đồng, Quỹ dự phòng nghiệp vụ là 34,7 nghìn tỷ đồng). Với nguồn vốn này, BHTGVN có thể sẵn sàng chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền khi cần thiết và tham gia có hiệu quả vào quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng thông qua hoạt động hỗ trợ tài chính.

Bên cạnh đó, diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 trong những tháng gần đây đã khiến nền kinh tế trong nước chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Đồng hành cùng các doanh nghiệp cũng như người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, hệ thống ngân hàng đang tích cực triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp như cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi vay các khoản nợ hiện hữu; giảm lãi vay các khoản cho vay mới để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục thiệt hại. Trong thời gian tới, để tạo điều kiện hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng thực hiện hiệu quả các giải pháp này, lãi suất huy động sẽ tiếp tục xu hướng giảm. Điều này có thế sẽ tác động đến tâm lý người gửi tiền.

Những nhận định trên cho thấy việc tăng hạn mức chi trả BHTG trong tương lai gần là một điều cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa cho mục tiêu cuối cùng của chính sách BHTG là củng cố lòng tin của người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng, góp phần bảo đảm tính an toàn lành mạnh của hệ thống, việc tăng hạn mức chi trả BHTG cần được cân nhắc cụ thể và chi tiết, phù hợp với thông lệ chung của quốc tế và các điều kiện kinh tế vĩ mô của quốc gia.

 

 

 

 

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top