Nhắc đến Nậm Pồ (Điện Biên) - địa phương miền núi cao biên giới là nhắc đến những khó khăn, thiếu thốn, những vất vả, khó nhọc. Với quan điểm đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, những năm qua, huyện luôn quan tâm đầu tư, hỗ trợ, phát triển giáo dục trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, quy mô và chất lượng giáo dục trong vùng không ngừng tăng lên, góp phần quan trọng xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cho địa phương.
Ông Nguyễn Văn Thái, Chủ tịch UBND huyện Nậm Pồ trao Giấy khen cho các tập thể, cá nhân xuất sắc tại Hội nghị tổng kết năm học 2016-2017 và triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018.
Thầy Nguyễn Xuân Thuận, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ, cho biết: Nhớ năm đầu thành lập huyện (năm 2013) với những hình ảnh cô và trò chui vào túi ni-lông để qua suối được đăng tải trên hàng loạt các phương tiện thông tin đại chúng đã khắc họa rõ nét nhất những khó khăn mà ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ phải đối mặt, việc huy động được học sinh ra lớp thực sự là bài toán khó.
Được thành lập trên cơ sở chia tách và thành lập mới, với xuất phát điểm là huyện khó khăn, vùng sâu, vùng cao biên giới, lúc đó, toàn huyện có 4 trường đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp thấp và đương nhiên chưa đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn của phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc duy trì sĩ số học sinh ra lớp đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục, ngoài việc tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch chỉ đạo nâng cấp cơ sở vật chất trường lớp học, huy động học sinh ra lớp, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện một số giải pháp có tính đột phá; trên cơ sở những khó khăn đặc thù của huyện vốn dĩ rất nghèo thuộc địa bàn vùng sâu, biên giới, trình độ dân trí không đồng đều.
Để nâng cao chất lượng giáo dục, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã tham mưu với UBND huyện tuyển dụng cơ bản đủ số lượng giáo viên trong toàn ngành; xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên đoàn kết nhất trí, thương yêu, tôn trọng học sinh; quan tâm giúp đỡ học sinh nghèo về vật chất và tinh thần. Chỉ đạo các trường thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh, phát huy tính tự giác của các em trong việc học tập và sinh hoạt hàng ngày. Các trường hợp đặc biệt, ngành phải cử đoàn công tác phối hợp cùng chính quyền địa phương đến tận bản, tận nhà học sinh vận động, thảo thuận cam kết để đưa các cháu ra lớp. Đặc biệt, một trong những biện pháp mà Phòng áp dụng là thành lập các trường bán trú, tổ chức cho học sinh được ăn, ở bán trú tại trường, cải thiện chỗ ở sạch, đẹp cho các em đã góp phần rất lớn trong việc huy động, duy trì học sinh ra lớp.
Các giải pháp đề ra đã giúp chất lượng giáo dục của huyện Nậm Pồ nâng cao rõ rệt. Năm học 2014-2015, toàn ngành Giáo dục và Đào tạo huyện có 37 trường, 814 lớp, 15.618 học sinh (trong đó có 11 trường mầm non, 15 trường tiểu học, 11 trường trung học cơ sở). Đến năm học 2017 -2018, toàn ngành đã có 45 trường, trong đó có 15 trường mầm non, 15 trường tiểu học và 15 trường THCS (04 trường mầm non và 04 trường THCS chưa hoạt động giáo dục) với 849 lớp và 18.331 học sinh. Trong đó, có 18/45 trường đạt chuẩn quốc gia (3 trường mầm non, 7 trường tiểu học và 8 trường THCS); dự kiến đến cuối tháng 3/2018 ngành sẽ đề nghị UBND tỉnh công nhận thêm 4 trường: PTDTBT THCS Nậm Khãn, PTDTBT TH Pa Tần, Mầm non Nà Hỳ và Trường PTDTBT TH Chà Nưa đạt chuẩn mức độ 2.
Với sự quan tâm đầu tư của tỉnh và ngành Giáo dục - Đào tạo, đến nay, số lượng học sinh dân tộc thiểu số không ngừng tăng với 17.795 học sinh (trong đó có 6.818 học sinh bán trú, gồm 3.373 học sinh tiểu học và 3.245 học sinh THCS) và mạng lưới 21 trường PT DTBT (gồm 12 trường tiểu học và 9 trường THCS). Cùng với đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường PTDTBT tích cực trồng rau, tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, dọn dẹp vệ sinh khu nội trú để cuốn hút các em ra lớp, nâng cao chất lượng giáo dục và tổ chức đời sống cho học sinh nội trú, bán trú đảm bảo an toàn, ổn định, giúp các em yên tâm tới trường.
Thầy Nguyễn Xuân Thuận, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Nậm Pồ (người đứng giữa) kiểm tra công tác dạy và học tại điểm trường Huổi Đáp.
Đặc biệt, năm 2017, với sự nỗ lực của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện và đội ngũ thầy, cô giáo đã góp phần đưa tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo ra lớp là 4.953/5.073 trẻ, đạt 97,63%, riêng tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100% (1.464/1.464 trẻ).
Ở bậc tiểu học, huyện đã duy trì 15/15 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục (PCGD) mức độ 2, 3/15 xã đạt mức độ 3 và phấn đấu đến 31/12/2017 công nhận 4 xã mới đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3 (Phìn Hồ, Chà Cang, Nà Khoa, Nậm Nhừ), đạt 46,6% (7/15xã).
Bậc THCS đến hết năm 2017, phấn đấu có 15/15 xã đạt chuẩn PCGD mức độ 1, trong đó có 11/15 xã đạt chuẩn mức độ II, cụ thể là: Si Pa Phìn, Phìn Hồ, Chà Nưa, Chà Tở, Nậm Khăn, Nà Khoa, Nà Hỳ, Nậm Nhừ, Nà Bủng, Pa Tần và Chà Cang. Đối với công tác xóa mù chữ, phấn đấu hết năm 2017 có 15/15 xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1, trong đó có 05/15 (33,3%) xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
Đạt được những kết quả nêu trên, ngoài việc xác định được hướng đi đúng, huyện Nậm Pồ đã nhận thức rất rõ những khó khăn, thách thức của giáo dục vùng dân tộc thiểu số, từ đó đổi mới, thực hiện có hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước để trợ giúp hợp lý, nhằm phát triển giáo dục theo hướng bền vững.
“Song song với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, lực lượng giáo viên cũng được quan tâm phát triển. Toàn ngành giáo dục huyện Nậm Pồ có 1.651 người, trong đó có 1.181 giáo viên, còn lại là cán bộ quản lý và nhân viên. Số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đạt 100%. Đội ngũ quản lý cũng được hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu trong việc quản lý, điều hành các chương trình giáo dục. Số giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện tăng hàng năm. Đặc biệt, trong những năm gần đây, đã có nhiều giáo viên của huyện đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh”, thầy Thuận cho biết thêm.
Bằng sự nỗ lực không ngừng, sự đoàn kết và đồng tâm, những con số kể trên là kết quả ngọt ngào cho ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ. Cái chữ đang được gieo trên từng mỏm núi, từng bản làng xa xôi, mở ra tương lai tươi sáng cho những người con của nhân dân các dân tộc huyện Nậm Pồ.
Thầy giáo Nguyễn Xuân Thuận khẳng định: “Xóa nhà tạm, xây dựng các phòng học kiên cố là điều kiện tiên quyết giúp nâng cao chất lượng giáo dục. Theo đó, toàn ngành quyết tâm nâng tỷ lệ phòng, lớp học được xây dựng kiên cố đạt 100% và trên 70% các công trình phụ trợ, phòng chức năng vào năm 2020”. |
Đỗ Hùng
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.