Giá vật tư nông nghiệp, giá gặt lúa tăng cao khiến diện tích gieo cấy ở Vĩnh Long đạt thấp, nông dân tỉnh Hậu Giang không có lãi, hay đầu ra bấp bênh nhiều nhà vườn tại Tiền Giang phá bỏ thanh long là những thông tin kinh tế nổi bật tại ĐBSC.
Giá thuê máy gặt lúa ở Hậu Giang tăng cao
Hiện, tỉnh Hậu Giang đang thu hoạch rộ lúa hè thu. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi mưa dông khiến cho nhiều diện tích lúa bị đổ ngã giảm năng suất, trong khi chi phí thu hoạch tăng cao khiến cho thu nhập của nông dân giảm mạnh.
Vụ lúa hè thu năm 2022, gia đình anh Đoàn Văn Vũ Phương, ở xã Bình Thành (Phụng Hiệp) gieo sạ hơn 20 công. Hiện lúa đã đến ngày thu hoạch, tuy nhiên có đến 6 công bị sập hoàn toàn do mưa dông gây ra. Ở các vụ lúa trước, thời điểm này anh Phương đã thỏa thuận xong giá thuê máy gặt, nhưng năm nay, chủ máy gặt đòi khi nào máy lên đồng thu hoạch tùy vào tình hình thực tế mới định giá.
Theo phản ánh, hiện nay ở huyện Phụng Hiệp máy gặt và thương lái ở các địa phương khác muốn vào địa bàn cắt và mua được lúa của nông dân phải qua người dẫn đường hay còn gọi là “cò máy gặt” và “cò lúa”. Tuy nhiên, hiện nay đa số “cò máy gặt” cũng là “cò lúa” nên khi giá máy gặt được đội lên cao nông dân không thống nhất thì coi như cũng không bán được lúa.
Anh Phương chia sẻ, máy cắt hợp đồng mới đầu chừng 350.000 đồng, sau họ đòi khoảng 400.000 đồng/công, nếu mình không chịu là họ rút máy ra. Chị Nguyễn Thanh Thủy cùng ở xã Bình Thành cho biết, máy cắt mọi năm chỉ có 280.000 - 320.000 đồng. Năm nay lên 400.000 đồng, mà lúa sập bây giờ nó đòi tới 600.000 đồng/công.
Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phụng Hiệp, huyện có 50 máy gặt đập liên hợp, trong đó có 27 máy tại địa phương, 23 máy còn lại ở địa bàn khác sang. Những năm qua số máy này đảm bao thu hoạch hết diện tích lúa của bà con trong huyện với giá dao động từ 250.000 -320.000 đồng/công, nhưng thời gian gần đây có tình trạng giá máy gặt được thổi lên cao, có lúc lên đến 600.000 đồng/công.
Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phụng Hiệp cho biết, thời gian qua có mưa lớn, cộng với thủy triều lên cao làm cho lúa sập nên thu hoạch gặp khó khăn. Thời gian qua, một số chủ máy lợi dụng tình hình gặt khó khăn như vậy thì tự nâng giá lên. Chúng tôi sẽ cho cán bộ kỹ thuật của xã làm việc trực tiếp với các chủ máy cho họ ký cam kết là sẽ không thu giá cao. Nếu chủ máy nào không chấp hành hoặc không ký cam kết thì chúng tôi sẽ thông báo bới địa phương xử lý.
Hiện, Hậu Giang đã thu hoạch được khoảng 40.000 ha lúa hè thu trong tổng số gần 76.400 ha đã xuống giống. Đối với diện tích lúa đổ ngã do năng suất thấp, trong khi chi phí đầu tư ở mức cao nên sau khi bán lúa xong thì đa phần nông dân thu được lợi nhuận thấp, chưa đến 1 triệu đồng/công. Riêng nông dân nào thu hoạch lúa đạt năng suất chỉ 400-500kg/công thì coi như hòa vốn, thậm chí thua lỗ.
Diện tích lúa xuống giống không đạt vì sản xuất không có lãi
Theo kế hoạch vụ thu đông năm 2022 tỉnh Vĩnh Long xuống giống khoảng 36.000 ha, tuy nhiên đến nay đã kết thúc lịch thời vụ, nhưng nông dân mới xuống giống được 19.100 ha, chiếm 53% kế hoạch. Diện tích đất còn lại dân bỏ trống hoặc sản xuất hoa màu. Nhiều hộ chuyển sang trồng cam, quýt có giá trị kinh tế cao hơn.
Không chỉ vụ lúa thu đông mà trước đó, vụ lúa hè thu tỉnh Vĩnh Long xuống giống lúa cũng không đạt theo kế hoạch. Theo Sở Nông nghiệp và PTNT vụ hè thu vừa qua nông dân xuống giống chỉ đạt khoảng 78% kế hoạch, nguyên nhân cũng là do giá phân bón tăng cao trong khi giá lúa tăng không tương xứng.
Ông Nguyễn Văn Liêm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiêp và PTNT Vĩnh Long cho biết, nếu sản xuất lúa không có lời, nông dân nên lơi đi 1 vụ lúa sang trồng màu sẽ mang lại kinh tế cao hơn. Trong trường hợp giá lúa vẫn ở mức thấp, nhưng giá vật tư nông nghiệp còn tăng cao, ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân tạm ngưng một vụ lúa để dồn cho vụ lúa đông xuân là vụ lúa ăn chắc. Đồng thời, cần chuyển cơ cấu lao động sang lĩnh vực khác để mang hiệu quả kinh tế cao hơn.
Anh Trần Văn Năm, ở xã Hòa Thành, huyện Tam Bình cho biết, gia đình anh có 1,5 ha đất sản xuất lúa, hàng năm đủ trang trải cuộc sống gia đình. Vụ lúa hè thu vừa qua, giá phân bón quá cao, sản xuất không có lãi nên vụ lúa thu đông gia đình chỉ sản xuất 5 công, phần còn lại anh bỏ đất trống để chờ xuống giống vụ đông xuân.
Tiền Giang diện tích thanh long giảm mạnh
Thời gian gần đây, giá bán thanh long bấp bênh, trong khi giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ở mức cao nên nhà vườn tỉnh Tiền Giang không tích cực chăm sóc vườn cây, phá bỏ nhiều diện tích thanh long để trồng cây ăn trái khác.
Sau một thời gian dài, giảm phân thuốc nên hiện nay nhiều vườn cây thanh long đã rơi vào tình trạng nhiễm bệnh, năng suất kém. Rất nhiều vườn cây đã bị phá bỏ để trồng các loại cây ăn trái khác như dừa, mít... Chỉ riêng vùng chuyên canh cây thanh long ở huyện Chợ Gạo từ năm 2021 đến nay đã có hơn 700 ha vườn thanh long bị phá bỏ, chuyển mục đích canh tác.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này vì trong một thời gian dài, giá thanh long rớt “chạm đáy”. Có thời điểm giá giảm chỉ còn 2.000 đồng đến 4.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao, nhà vườn không đủ kinh phí tái sản xuất, phải bỏ phế làm cho vườn thanh long xuống cấp trầm trọng. Ngoài ra, không ít diện tích cây thanh long nay bị nhiễm bệnh, giống bị thoái hóa khả năng cho trái giảm, chất lượng thấp, không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Toàn tỉnh Tiền Giang có trên 9.000 ha cây thanh long trồng tập trung nhiều ở huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Tân Phước. Nếu chính quyền cùng với các ngành chức năng không có giải pháp kịp thời thì vườn cây thanh long ở tỉnh Tiền Giang sẽ tiếp tục giảm chất lượng và diện tích.
Giá cây tràm giảm, người trồng mất nửa thu nhập
Tràm và keo lai là 2 loại cây rừng được trồng phổ biến ở vùng U Minh hạ của tỉnh Cà Mau. Từ khoảng năm 2010 khi cây keo lai chiếm ưu thế phát triển thì giá cây tràm có chiều hướng tăng. Sau đó, người dân trở lại trồng tràm và diện tích tăng dần thì giá có chiều hướng giảm nhưng người dân vẫn sống khỏe nhờ trồng tràm. Tuy nhiên, khi bị ảnh hưởng dịch Covid-19 từ năm 2021 thì giá cây tràm giảm mạnh và hiện vẫn ở mức rất thấp.
Ông Phan Văn Quang, ở xã Khánh Lâm, huyện U Minh cho biết, cuộc sống người dân ở đây nhờ vào cây chuối và cây tràm là chính. Khoảng 2 năm nay cả hai loại đều rớt giá. Cuộc sống bà con rất vất vả. Từ thời điểm dịch tới giờ giá cây tràm từ 170 triệu/ha là loại tốt, còn bình quân cũng 120 triệu/ha, giờ giảm xuống chỉ còn khoảng 70 triệu/ha là loại rừng tốt. Giá rừng đã giảm khoảng 50%.
Ông Võ Minh Giàu, ở xã Khánh Lâm tâm siwj, mảnh rừng của gia đình tôi nếu giá trước đây phải bán được hơn 1,5 tỷ đồng, còn hiện nay bán chỉ được khoảng 700 triệu. Hết sức khó khăn, ngay cả thương lái cũng ít thu mua. Điện cho thương lái nhiều lần mới vô mà vô coi rồi đưa cái giá rất thấp.
Không chỉ giá giảm thấp mà đầu ra cây tràm cũng đang gặp khó. Nhất là ở những vùng sâu, vùng xa như xã Khánh Lâm, Khánh Hòa, Khánh Thuận của huyện U Minh. Nhiều hộ dân có rừng tràm đã đến tuổi thu hoạch nhưng kêu thương lái họ không tới mua, neus có mua thì cũng đưa ra cái giá mà người trồng rừng khó chấp nhận được.
Mỗi chu kỳ trồng tràm của người dân ở vùng đất rừng U Minh hạ kéo dài khoảng 5 năm. Trong thời gian này, bà con sống nhờ 30% diện tích đất được phép sản xuất nông nghiệp cùng những hoa lợi dưới tán rừng như mật ong, cá đồng. Họ lấy ngắn nuôi dài để trông chờ nguồn thu từ cây tràm nhưng nay giá tràm duy trì thấp đã đành còn không có chiều hướng tăng khiến bà con rất lo lắng.
Theo ông Trần Văn Thức, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cà Mau, vùng rừng sản xuất U Minh hạ có diện tích khoảng 43.000 ha. Nguyên nhân giá cây tràm giảm một phần do diện tích trồng mấy năm qua có chiều hướng tăng. Bên cạnh đó, cây tràm được dùng chủ yếu làm cừ trong xây dựng nhưng gần đây giá vật liệu tăng đã ảnh hưởng tiêu cực lĩnh vực xây dựng. Ngoài ra, những công trình xây dựng ngày càng có quy mô lớn hơn nên nhu cầu dùng cừ tràm có xu hướng giảm. Trong tương lai, giá trị cây keo lai sẽ bền vững hơn cây tràm.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…