Mặc dù bị ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19, nhưng phát triển kinh tế, kim ngạch xuất khẩu một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn tăng trưởng tốt. Điển hình như Kim ngạch xuất khẩu ở An Giang tăng gần 20%, riêng xuất khẩu thủy sản tăng gần 27%.
Tăng trưởng kinh tế tỉnh Bạc Liêu cao nhất khu vực
Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, năm 2021, tỉnh đã chủ động xây dựng kịch bản tăng trưởng để kịp thời ứng phó phù hợp với diễn biến của dịch bệnh Covid-19, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2021 phát triển khá, tăng 5,05% so cùng kỳ năm 2020, đứng đầu khu vực ĐBSCL.
Trong 2020, mặc dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng thu ngân sách vẫn đạt 103%, xuất khẩu giảm không đáng kể, thu hút đầu tư đạt khá, nhiều công trình năng lượng đã được đưa vào sử dụng, đời sống và thu nhập của người dân tăng lên rõ nét. Trong điều kiện tập trung nguồn lực chống dịch và thực hiện giãn cách xã hội, nhiều ngành nghề lĩnh vực kinh tế vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá do có sự chỉ đạo điều chỉnh thích ứng.
Đặc biệt, ngành nông nghiệp đã triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ người dân trong sản xuất, thu hoạch, vận chuyển, tiêu thụ nông sản, không để gián đoạn, đứt gãy các chuỗi sản xuất. Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy hải sản tăng 8,84% cùng kỳ. Diện tích gieo trồng, năng suất cũng như sản lượng lúa, rau màu đều vượt kế hoạch và tăng so với cùng kỳ…
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bạc Liêu có 10/19 chỉ tiêu hoàn thành đạt và vượt. Nhiều chỉ tiêu quan trọng đã không đạt như tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ (đạt hơn 81%), kim ngạch xuất khẩu (đạt 87,6%). Các công trình, dự án triển khai chậm nên tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 44,72% (tính đến ngày 30/11/2021)…
An Giang kim ngạch xuất khẩu tăng gần 20%
Theo thông tin từ Sở Công Thương tỉnh An Giang, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng kim ngạch xuất khẩu năm 2021 của tỉnh ước đạt 1,12 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2020 và đạt 116% kế hoạch năm. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng 26,91%. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh như: gạo có tín hiệu khả quan do nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường Philippines, Trung Quốc, Australia... và một số thị trường như Nga, Bangladesh và châu Âu tăng.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2021 của An Giang tăng gần 20%.
Ước kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 516.000 tấn, tương đương 278,5 triệu USD, tăng 3,15%. Trong thời điểm dịch bệnh, ngành gạo cũng chịu sự ảnh hưởng trực tiếp khi gặp khó trong thu hoạch, vận chuyển, do chưa có sự thống nhất giữa các địa phương trong phòng, chống dịch. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản cũng tăng 26,91%; một số mặt hàng khác như phân bón, thuốc lá cũng tăng tốt. Tổng giá trị xuất/nhập qua các cửa khẩu biên giới An Giang 10 tháng đầu năm 2021 ước đạt 2,3 tỉ USD, tăng 42% so cùng kỳ…
Tuy kim ngạch xuất khẩu của An Giang tăng trưởng so với năm 2020, nhưng tính riêng xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản (thủy sản, rau quả, gạo) của khối doanh nghiệp tỉnh trong năm 2021 chỉ ước đạt 554 triệu USD, bằng 97% so với năm 2020.
Theo Sở Công Thương tỉnh An Giang, mặt hàng thủy sản có sự sụt giảm mạnh khi sản lượng xuất khẩu của khối doanh nghiệp ước đạt 106 nghìn tấn, tương đương 258 triệu USD, chỉ bằng 92% về kim ngạch so với năm trước. Nguyên nhân là do hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thủy sản chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid-19, bị đình trệ do giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh từ giữa tháng 7/2021. Từ đó, nhà máy chế biến giảm công suất, thiếu nguyên liệu sản xuất, chuỗi cung ứng gián đoạn, đi lại vận chuyển không thông suốt. Bên cạnh đó, thị trường Trung Quốc tiếp tục gia tăng nhiều hình thức kiểm soát đối với các sản phẩm xuất khẩu, gây áp lực lên ngành hàng xuất khẩu thủy sản.
Với mặt hàng rau quả đông lạnh, đặc thù ngành hàng có lượng khách hàng ổn định, song các doanh nghiệp thời gian đầu cũng gặp khó khăn trong việc vừa sản xuất vừa đảm bảo phòng chống dịch. Nhờ nỗ lực vượt khó của doanh nghiệp, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng rau quả đông lạnh của An Giang ước năm 2021 đạt 9,8 nghìn tấn, tương đương 17 triệu USD, tăng khoảng 2% về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ.
Theo đánh giá của Sở Công Thương tỉnh An Giang, năm 2021, tuy kim ngạch xuất khẩu khối doanh nghiệp của các mặt hàng nông, thủy sản chưa đạt như kỳ vọng, nhưng điều đáng mừng trong năm 2021 các mặt hàng nông, thủy sản vẫn giữ vững được thị trường xuất khẩu, tương đương so với cùng kỳ. Mặt hàng gạo của An Giang xuất khẩu sang 38 nước, mặt hàng thủy sản xuất qua 73 nước và mặt hàng rau quả xuất sang 23 nước.
Nhiều doanh nghiệp tăng ca để kịp đáp ứng đơn hàng
Dù ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng nhu cầu nhập khẩu thủy sản dịp cuối năm ở các nước vẫn rất lớn, do vậy, nhiều công ty chế biến thủy sản tại ĐBSCL đang dốc sức sản xuất, công nhân tăng ca để đảm bảo các đơn hàng xuất khẩu.
Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng) cho biết, để phục vụ thị trường cuối năm, công ty đã yêu cầu tăng ca, đẩy mạnh sản xuất, phấn đấu 2 tháng cuối năm đạt kim ngạch xuất khẩu tôm 32 triệu USD, nâng tổng kim ngạch cả năm lên 210 triệu USD, tăng hơn 12% so với năm 2020.
Vào những tháng cuối năm nhiều doanh nghiệp ở ĐBSCL phải tăng ca để kịp đáp ứng đơn hàng.
Theo ông Võ Văn Phục, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam (Sóc Trăng), tuy phải đương đầu với nhiều khó khăn như phòng ngừa dịch bệnh, chi phí container tăng… nhưng nhìn chung kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá. Hiện công ty của đang tăng ca, chuẩn bị đủ sản phẩm, sản lượng để xuất cho đối tác đúng cam kết, phục vụ thị trường Giáng sinh và Tết dương lịch.
Tại An Giang, ông Đỗ Lập Nghiệp, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Nam Việt cho biết, hiện Nam Việt còn trên 20.000 tấn sản phẩm cá tra các loại cần giao cho 4 thị trường lớn là châu Âu, châu Á, châu Mỹ và Trung Đông. Tình hình xuất khẩu hiện đang thuận lợi cho doanh nghiệp rất lớn khi nhu cầu của các nước đang tăng. Tuy nhiên, những ngày gần đây tại các vùng nuôi hay một số công ty con của tập đoàn vẫn có ca nhiễm Covid-19 khiến đơn vị lo lắng, giảm số lượng lao động rất nhiều nên không cung ứng hàng hóa theo nhu cầu đối tác kịp thời.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ước tính cả tháng 11 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 875 triệu USD, tăng 18%. Theo đó, tổng xuất khẩu trong 11 tháng đầu năm 2021 đạt gần 8 tỉ USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Sau Nghị quyết 128, các địa phương đã thích ứng với việc chống dịch linh hoạt và hiệu quả, theo đó việc sản xuất thủy sản nói chung và sản xuất chế biến tôm nói riêng đã dần hồi phục, nhất là vào thời điểm cuối năm, nhu cầu từ các thị trường đều tăng, giá nhập khẩu cũng có xu hướng tăng.
Trong đó, xuất khẩu tôm đến hết tháng 11 đạt trên 3,5 tỉ USD, tăng gần 3% so với cùng kỳ. Xuất khẩu cá tra cũng đã có tín hiệu khả quan với mức tăng 23% trong tháng 11, đạt khoảng 178 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu cá tra đến cuối tháng 11 đạt gần 1,4 tỉ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu cá ngừ và mực, bạch tuộc đang hồi phục mạnh với mức tăng trưởng lần lượt là 48% và 37% trong tháng 11. Tính đến cuối tháng 11-2021, xuất khẩu cá ngừ đạt 670 triệu USD, tăng 13%; xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng 7%, đạt 543 triệu USD.
Giá heo khởi sắc trở lại So với cách nay hơn 2 tuần, giá heo hơi tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL hiện tăng thêm từ 5.000-8.000 đồng/kg. Tại một số địa phương như: TP .Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre... giá heo hơi ở mức từ 49.000-51.000 đồng/kg, mức giá này đã tăng khoảng 13.000-14.000 đồng/kg so với thời điểm giá giảm xuống ở mức thấp kỷ lục trong năm này vào tháng 10/2021. Giá heo hơi tăng trở lại do lượng heo hơi xuất bán tại nhiều nơi giảm so với trước và nhu cầu tiêu thụ heo hơi và thịt heo đang cải thiện so với trước. Đặc biệt, gần đây tiểu thương và doanh nghiệp đã tăng cường thu mua heo hơi để chuẩn bị phục vụ Tết Dương lịch và chế biến các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dịp Tết Nguyên đán 2022. Thời điểm này nhiều hộ chăn nuôi heo cũng giữ heo lại để chờ giá tăng thêm vì giá bán hiện nay người nuôi vẫn bị lỗ vốn. Dự báo heo hơi có khả năng còn tiếp tục tăng giá trong thời gian tới do nhu cầu tiêu thụ tăng và doanh nghiệp giảm nhập khẩu các loại thịt heo đông lạnh. So với hồi đầu 2021, hiện giá heo hơi đang thấp hơn ít nhất 33.000-34.000 đồng/kg. |
Trà Vinh giảm lượng giống gieo trồng để giảm áp lực phân bón
Ông Phạm Thanh Truyền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Trà Vinh cho biết, vụ thu đông vừa qua, nông dân trong tỉnh xuống giống trên 75.000ha lúa. Đến nay, đã thu hoạch được trên 40.000ha. Giá vật tư nông nghiệp tăng cao khiến giá thành sản xuất lúa của tỉnh tăng lên rất nhiều. Giá thành sản xuất trên mỗi kg lúa của nông dân địa phương dự kiến là 4.800 đồng/kg. Trong đó, chi phí đầu tư cao từ 22-23 triệu đồng/ha. Nguyên nhân là do thuốc BVTV tăng từ 10-40%, phân bón tăng từ 40-100%. Lợi nhuận người dân đạt được chỉ từ 5-8 triệu đồng/ha.
Vụ đông xuân 2021-2022, Trà Vinh có kế hoạch xuống trên 53.900 ha lúa. Tập trung làm hai đợt chính, đợt 1 từ ngày 15/11-30/11 với diện tích gần 5.500ha, diện tích còn lại sẽ xuống giống vào đợt 2 từ 5/12-30/12. Đến nay, tỉnh đã xuống giống được trên 7.200ha, tập trung tại các địa phương ven biển như Trà Cú, Cầu Ngang.
Trước những khó khăn nói trên, ông Phạm Thanh Truyền kiến nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT bình ổn giá vật tư nông nghiệp; bổ sung dự án cơ sở hạ tầng đảm bảo an ninh nguồn nước; hỗ trị kinh phí xây dựng các mô hình khuyến nông; giải pháp quản lý giống; mã số vùng trồng; chuyến đổi số nông nghiệp cho ĐBSCL; sớm ban hành thông tư về cơ giới hoá nông nghiệp. Nhất là đầu tư cho tỉnh nguồn vốn khoảng 1.000 tỷ đồng xây dựng kè bờ biển chống sạt lở, bởi địa phương đang chịu ảnh hưởng rất nghiêm trọng của biến đổi khí hậu,…
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh, vụ lúa đông xuân là vụ quan trọng trong năm. Cuối năm nay, hạn mặn có thể xuất hiện nên đề nghị địa phương tranh thủ xuống giống dứt điểm vào tháng 12 để né mặn vào cuối vụ.
Về giá vật tư đầu vào tăng cao, theo Thứ trưởng, đây là vấn đề khó khăn chung của nền kinh tế. Trước mắt, đề nghị Chi cục Trồng trọt và BVTV Trà Vinh phổ biến mạnh mẽ cho nông dân thực hiện các giải pháp kỹ thuật như 3G3T, 1P5G… trong đó, chú trọng giảm lượng giống gieo sạ để giảm được ít nhất 1/3 lượng phân bón.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…