Giống dưa hấu tí hon màu tím này được nông dân Trần Văn Tiếp ở ấp Khánh Hòa, xã Tân Khánh Đông (TP Sa Đéc - Đồng Tháp) mang về trồng và nhân giống. Điểm độc đáo của giống dưa này là cả thân, lá, trái đều màu tím. Đây là giống dưa có nguồn gốc từ Nam Mỹ.
Ông Trần Văn Tiếp cho biết, ông đã trồng thành công loại dưa Pepino (còn được gọi là dưa hấu tí hon) màu tím có nguồn gốc xuất xứ từ Nam Mỹ.
Vườn dưa Pepino tím trồng tại trang trại Dinhfarm ở đường Vòng Lâm Viên, phường 8, TP Đà Lạt.
Để có được dưa tí hon màu tím, ông Tiếp đã sang tận Nam Mỹ để mua hạt giống về trồng theo phương pháp của riêng mình. Tuy nhiên ban đầu ông luôn thất bại vì loại dưa này rất kén đất và khí hậu lẫn đòi hỏi chăm bón bằng phân, thuốc vi sinh (không sử dụng bất kỳ loại phân thuốc hóa học) và phát triển tốt trong môi trường ẩm, không khí lạnh.
Sau nhiều lần thử nghiệm, đến nay ông đã thành công với khoảng 50 cây ban đầu cho trái rất say, màu sắc tím đẹp, hương vị thơm ngon, vỏ mỏng, có thể bảo quản từ 15 đến 20 ngày sau khi thu hoạch. Mỗi cây có chiều cao từ 0,8 đến 2m tùy thuộc người trồng kéo dài thời gian. Bình quân từ khi gieo hạt đến thu hoạch là 4 tháng; mỗi cây có bình quân từ 6 đến 8 trái; mỗi trái có trọng lượng từ 200 đến 250 gam.
Khi nhỏ chúng có màu xanh có dạng như trái ớt; khoảng 20 ngày sau chúng chuyển sang màu trắng và có dạng như trái cà chua; sau đó chúng chuyển sáng màu tím kèm theo các sọc rất đẹp mắt và có hình trái dưa hấu tí hon. Thời gian thu hoạch kéo dài đến 12 tháng. Cây có kết cấu 3 tầng nhánh; mỗi nhánh có 1 đến 3 trái; Trái có nhiều vị cùng lúc như: Chanh dây, dưa lưới, dưa hấu rất thơm ngon.
Ông Tiếp kể thêm: Loại dưa PiPeNo màu tím ở Nam Mỹ ngoài việc ăn tươi còn được chế biến thành nhiều loại mứt, nước ép trái cây do chất lượng dinh dưỡng rất cao.
Theo dự kiến Tết năm nay với 500 cây dưa tí hon vàng sẽ cho khoảng 600 ký trái (giá bán 120.000 đồng/ký); 500 cây dưa tí hon tím (giá bán từ 250.000 đến 300.000 đồng/ký); ông sẽ có lãi trên 200 triệu đồng. Đó là chưa kể đến tiền bán hàng ngàn cây giống của cả 2 loại dưa tí hon màu vàng và tím với giá 50.000 đồng/nhánh.
Ông Tiếp bộc bạch: Làm kinh tế thời “a còng” phải nhanh, độc, lạ, hiệu quả và an toàn, ông rất sẵn sàng chuyển giao khoa học để nông dân các nơi có thể áp dụng trồng trên đất rẫy của mình bởi loại cây dưa hấu tí hon sẽ phát triển rất tốt hơn rất nhiều so với việc trồng trong chậu và tất nhiên hiệu quả kinh tế rất cao.
15 sản phẩm nông nghiệp được đề xuất là sản phẩm chủ lực quốc gia
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trên thế giới, đã có nhiều quốc gia xác định sản phẩm nông sản chủ lực để khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có bộ chỉ số thống nhất nào để xác định sản phẩm nông nghiệp chủ lực giữa các quốc gia trên thế giới. Thay vào đó, tùy theo từng điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội cũng như mục tiêu về chính trị, an sinh xã hội của mỗi quốc gia mà các nước này lựa chọn sản phẩm nông sản chủ lực để tập trung phát triển.
Qua tổng quan kinh nghiệm quốc tế về xác định và phát triển sản phẩm chủ lực, có bốn nhóm tiêu chí chính mà hầu hết các nước đều sử dụng để xác định sản phẩm nông nghiệp chủ lực của mình, bao gồm: 1- Nhóm tiêu chí về kinh tế; 2- Nhóm tiêu chí về xã hội; 3- Nhóm tiêu chí về môi trường; 4- Nhóm tiêu chí về sản phẩm ưu tiên phát triển.
Theo dự thảo Thông tư ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra lấy ý kiến, 15 sản phẩm nông nghiệp được đề xuất là sản phẩm chủ lực quốc gia, bao gồm: Lúa gạo, điều, hồ tiêu, cà phê, sâm, tôm, cao su, chè, sắn và sản phẩm từ sắn, rau quả, lợn, bò thịt, gà, cá tra, gỗ và các sản phẩm từ gỗ.
Việt Nam trúng thầu 29.000 tấn gạo xuất khẩu sang Philippines
Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) vừa tổ chức đấu thầu nhập khẩu (NK) 250.000 tấn gạo. Tuy nhiên, tại phiên mở thầu mới đây NFA chỉ chấp nhận mua 47.000 tấn gạo, bởi các nhà thầu chào giá quá cao (phần lớn chào giá từ 450-480 USD/tấn), vượt xa ngân sách mà NFA được chấp thuận là 428,18 USD/tấn. Vì vậy, NFA sẽ tổ chức một phiên mở thầu khác để mua đủ 250.000 tấn gạo.
Trong 47.000 tấn gạo nói trên, có 29.000 tấn do các DN Việt Nam trúng thầu, 18.000 tấn còn lại thuộc về 1 DN Thái Lan. Trong tuần qua, do tác động từ phiên mở thầu của NFA, cộng với nguồn cung thấp, giá gạo xuất khẩu (XK) của Việt Nam tiếp tục tăng lên và hiện ở mức 405-410 USD/tấn (gạo 5% tấm, giá FOB).
9 tháng của năm nay, nước ta đã XK được gần 4,9 triệu tấn gạo, đạt giá trị 2,46 tỷ USD, tăng 5,94% về lượng và 20,45% về giá trị so cùng kỳ 2017. Trong đó, XK sang Philippines đạt 654,577 ngàn tấn, đạt giá trị 298,45 triệu USD (tăng 32,37% về lượng và 51,93% về giá trị).
Xuất khẩu cá tra sang các thị trường lớn đều tăng mạnh
Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, tính đến hết tháng 9/2018, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt 1,59 tỷ USD- tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt từ quý III/2018, xuất khẩu cá tra sang các thị trường lớn có nhiều chuyển biến tốt.
Cụ thể, xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc trong 3 quý đầu năm nay vẫn đạt mức tăng trưởng dương tuy tốc độ có chậm hơn so với năm trước. Giá trị xuất khẩu đạt 376,8 triệu USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm 2017.
Vasep nhận định, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam, chiếm 23,6% tổng giá trị xuất khẩu cá tra. Từ nay cho tới cuối năm, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc vẫn được dự báo tăng trưởng ổn định nhưng không tăng quá 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đối với thị trường Mỹ, năm nay xuất khẩu cá tra sang Mỹ có nhiều lạc quan hơn năm trước, kể từ đầu quý III/2018, xuất khẩu cá tra sang thị trường này tăng mạnh. Riêng trong tháng 9/2018, giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt gần 48 triệu USD, tăng 152,5% so với cùng kỳ năm 2017.
Tính đến hết tháng 9/2018, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt 369,1 triệu USD, tăng 42,9% so với cùng kỳ năm 2017. Dự báo, quý IV/2018, tăng trưởng xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ tiếp tục tăng nhờ nhu cầu ổn định, giá xuất khẩu tốt.
So với năm trước, xuất khẩu cá tra sang EU được coi là có nhiều thay đổi bất ngờ. Tính đến hết tháng 9/2018, giá trị xuất khẩu cá tra sang khối thị trường này đạt 176,4 triệu USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước.
Thuế xuất nhập khẩu gỗ với EU sẽ giảm từ tháng 1/2019
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thực hiện FLEGT, từ tháng 1/2019, Việt Nam và EU sẽ cùng thực hiện lộ trình giảm thuế xuất nhập khẩu mặt hàng gỗ sang nhau. Bình luận về sự kiện này, ông Nguyễn Tôn Quyền - Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản cho rằng, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ sang EU từ trước đến nay vốn có nhiều lợi thế do các doanh nghiệp đã khá quen với thị trường.
Một số doanh nghiệp đã tiếp cận được công nghệ chế biến gỗ của EU và đưa vào triển khai. Xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào EU sẽ được hưởng lợi rất lớn, trước hết là thuế xuất khẩu gỗ vào EU sẽ giảm nhanh. Những năm tới đây, khoảng 90% đồ gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào EU được hưởng thuế suất 0%.
Nhờ vậy, đồ gỗ Việt Nam sẽ lợi thế hơn nhiều đối thủ khác khi xuất khẩu vào EU. Bên cạnh đó, đồ gỗ còn được hưởng chuỗi ưu đãi khác như thuận lợi hóa hải quan và thúc đẩy thương mại; giảm thuế; được quyền tham gia và tiếp cận bình đẳng trên thị trường; chính sách, thể chế được cải thiện; minh bạch hóa quy trình xây dựng các biện pháp phòng vệ thương mai; cam kết sở hữu trí tuệ, bảo hộ thương hiệu, chỉ dẫn địa lý được tăng cường...
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…