Vùng ĐBSCL xác định, lúa gạo, thủy sản và trái cây là những sản phẩm chủ lực. Do vậy, nhiều địa phương kiến nghị Bộ Chính trị chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương và địa phương triển khai giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm.
Đóng góp 33,54% GDP lĩnh vực nông nghiệp cả nước
Đánh giá của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại hội nghị trực tuyến với 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL tổng kết Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 20/1/2003 của Bộ Chính trị (Nghị quyết số 21) và Kết luận số 28-KL/TW, ngày 14/8/2012 của Bộ Chính trị (Kết luận 28) diễn ra mới đây cho thấy, giai đoạn 2004-2020, ngành Nông nghiệp ĐBSCL đóng góp trung bình 33,54% GDP lĩnh vực nông nghiệp cả nước; tốc độ tăng trưởng bình quân GDP nông nghiệp đạt 4,6% cao hơn tốc độ tăng trưởng của cả nước (3,76%). Năm 2020, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của vùng chiếm 45,08% cả nước với tốc độ tăng bình quân 4,17%/năm.
ĐBSCL luôn đứng đầu cả nước về sản lượng gạo, tôm nước lợ, cá tra và trái cây, với 24,51 triệu tấn gạo, chiếm 56% tổng sản lượng của cả nước; 671.700 tấn tôm, chiếm 83,51%; 1,41 triệu tấn cá tra, chiếm 98% và 4,3 triệu tấn trái cây, chiếm 60%. Diện tích sản xuất muối của các tỉnh ĐBSCL đến năm 2020 là 3.349ha, sản lượng cơ bản đáp ứng nhu cầu của vùng...
Về xây dựng nông thôm mới (NTM), đến cuối năm 2020, vùng ĐBSCL có 60,8% số xã đạt chuẩn NTM. Có hai địa phương là TP. Cần Thơ và tỉnh Bạc Liêu có 100% xã đạt chuẩn NTM. Toàn vùng ĐBSCL có 796 sản phẩm OCOP được chứng nhận từ 3 sao trở lên. Hạ tầng giao thông, thủy lợi được quan tâm đầu tư nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu; bộ mặt nông thôn các tỉnh, thành vùng ĐBSCL từng bước thay đổi…
Ông Nguyễn Văn Buội, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bến Tre cho biết, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân của ngành Nông nghiệp (khu vực I), giai đoạn 2003 - 2020 tăng bình quân 3,5%/năm. Cơ cấu kinh tế khu vực I có bước chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng khu vực I trong GRDP giảm từ 64,63% năm 2002 xuống còn 38,6% năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh năm 2020 đạt 178,93 triệu USD, tăng 6,9 lần so với năm 2002.
Hai thế mạnh của tỉnh là kinh tế vườn và thủy sản được phát huy hiệu quả; cơ cấu cây trồng, vật nuôi được chuyển đổi theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả, bước đầu hình thành các vùng sản xuất tập trung đối với lúa, dừa, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản, đáp ứng nguồn nguyên liệu ngày càng tốt hơn cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Nghị quyết số 21 và Kết luận số 28 của các tỉnh, thành phố trong vùng ĐBSCL vẫn còn những hạn chế, khó khăn. Vùng đang dần mất những lợi thế phát triển, quá trình phát triển đang chậm lại so với nhiều vùng khác; lĩnh vực nông nghiệp vốn có lợi thế nhưng chưa phát huy hết tiềm năng; nhiều chuỗi giá trị quan trọng chưa được hình thành và phát huy tác dụng; hợp tác và liên kết vùng chưa thực sự hiệu quả; giao thông vẫn tiếp tục là điểm nghẽn trong phát triển kinh tế...
Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Tấn Cận, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, khó khăn của tỉnh là cơ sở hạ tầng giao thông và thủy lợi còn hạn chế, cần được quan tâm đầu tư nhiều hơn. Kiến nghị Trung ương sớm có phương án xử lý cấp, điều tiết nước thông qua đầu tư hệ thống thủy lợi có tính liên kết vùng; xây dựng điều phối phát triển vùng ĐBSCL; phát triển liên kết kinh tế vùng Bán đảo Cà Mau theo hướng đột phá, có cơ chế đặc thù; tăng cường nguồn lực từ trung ương để phát triển hạ tầng giao thông.
Mong Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết mới
Bộ Nông nghệp và PTNT xác định, mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL đến năm 2030, cụ thể, tốc độ tăng GDP nông nghiệp đạt trên 3%/năm; tốc độ tăng thu nhập từ chế biến nông, lâm, thủy sản (NLTS) đạt trên 5%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động NLTS đạt trên 5%/năm; tỷ lệ giá trị sản phẩm NLTS được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt trên 30%; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng ít nhất 2 lần so với năm 2018; tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 30% tổng số lao động; tỷ lệ nông dân được đào tạo nghề nông nghiệp đạt trên 30%...
Tầm nhìn đến năm 2045, tốc độ tăng GDP nông nghiệp duy trì trên 3%/năm; tốc độ tăng thu nhập từ chế biến NLTS đạt trên 7%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động NLTS đạt trên 7%/năm; tỷ lệ giá trị sản phẩm NLTS được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt trên 50%; thu nhập bình quân đầu người/năm khu vực nông thôn tăng ít nhất 2,5 lần so với năm 2030; tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 20% tổng số lao động; tỷ lệ nông dân được đào tạo nghề nông nghiệp đạt trên 50%...
Ông Trần Công Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản cho biết, cơ cấu sản xuất thuỷ sản chuyển biến theo hướng tích cực là tăng tỷ trọng nuôi trồng và giảm tỷ trọng khai thác. Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, thành một ngành sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, làm thay đổi cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo.
Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, muốn phát triển ĐBSCL cả về nông thôn mới, môi trường… thì cần phát triển kinh tế. Với phát triển nông nghiệp, vùng cần tổ chức sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai. Đổi mới chính sách đất đai, cho phép xây dựng cơ chế đặc thù để thúc đẩy chuyển đổi, tích tụ, tập trung đất nông nghiệp. Các chính sách ỗ trợ người dân trong quá trình chuyển đổi đất lúa.
Chính sách tín dụng cần được đẩy mạnh theo chuỗi giá trị cho hộ nông dân, tổ chức kinh tế tập thể, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, nhất là theo ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường; phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ logistics hỗ trợ nông nghiệp.
Cùng với nguồn ưu tiên từ ngân sách Trung ương, vùng cần thúc đẩy đầu tư theo hình thức đối tác công - tư đối với việc xây dựng hạ tầng; đặc biệt là hạ tầng cho phát triển chế biến sản phẩm, vùng chuyên canh chủ lực. Ưu tiên thu hút đầu tư các doanh nghiệp tại các vùng lõi của vùng chuyên canh chủ lực. Thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp, hợp tác xã, cộng đồng đầu tư vào các sản phẩm đặc sản theo mô hình OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) gắn với phát triển du lịch, đặc biệt tại các vùng linh hoạt.
Ông Lê Tấn Cận, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, tỉnh xác định nông nghiệp là trụ đỡ với hai sản phẩm chủ lực là tôm và lúa. Con tôm được xác định là kinh tế mũi nhọn để xây dựng Bạc Liêu thành trung tâm công nghiệp ngành tôm. Diện tích nuôi tôm công nghệ cao liên tục tăng; các doanh nghiệp từng bước thực hiện liên kết sản xuất. Về sản xuất lúa, tỉnh hướng đến xây dựng các cánh đồng lớn, hình thành liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Diêm nghiệp hướng đến sản xuất muối chất lượng cao, muối trải bạt. Bạc Liêu quan tâm ứng dụng công nghệ cao, chú trọng liên kết sản xuất, nhất là hợp tác xã.
Phần lớn lãnh đạo các tỉnh, thành phố dự hội nghị đều xác định lúa gạo, thủy sản và trái cây là sản phẩm chủ lực của vùng ĐBSCL. Do vậy, kiến nghị Bộ Chính trị chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương và các địa phương triển khai nhiều giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị lúa gạo, thủy sản và trái cây để người dân nâng cao thu nhập từ các mặt hàng chủ lực này. Đồng thời mong muốn Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 21 và Kết luận số 28.
Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, Bộ sẽ tham mưu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương và các địa phương xây dựng nâng cấp hệ thống thủy lợi của vùng nhằm bảo đảm sản xuất của nhân dân. Đẩy mạnh tái cơ cấu, chuyển đổi sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số và cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.
Quan tâm trồng rừng ngập mặn, nhất là rừng phòng hộ ven biển để chống sạt lở bờ biển, thích ứng với biến đổi khí hậu và chống ngập mặn. Thực hiện tốt việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để hình thành các vùng sản xuất lớn; xây dựng hạ tầng logistics cho hợp tác xã nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển; quan tâm phát triển các ngành nghề dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp…
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…