Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 4 tháng 8 năm 2022 | 15:50

Giảm gánh nặng thủ tục, liệu xuất khẩu thủy sản có tận dụng "cơ hội vàng" để về đích đúng hẹn?

Theo Hiệp hội Chế biến và  Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Thông tư 06/2022/TT-BNNPTNT thực sự tháo gỡ một gánh nặng về thủ tục cho doanh nghiệp thuỷ sản. Liệu xuất khẩu thủy sản có đạt mức kỳ vọng?

6261242013004c1a3df61497f76c4f14.jpg
Chế biến tôm phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

 

Tháo gỡ gánh nặng về thủ tục

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư 06/2022/TT-BNNPTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản. Theo đó, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu để gia công xuất khẩu, sản xuất xuất khẩu được miễn kiểm dịch.

Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản miễn kiểm dịch gồm: động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu thuộc diện ngoại giao; sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu để gia công xuất khẩu, sản xuất xuất khẩu; sản phẩm động vật thủy sản làm hàng mẫu thử nghiệm; sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để trưng bày hội chợ, triển lãm; sản phẩm động vật thủy sản làm thực phẩm xuất khẩu bị triệu hồi hoặc trả về.

Sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch gồm: sản phẩm động vật thủy sản (bao gồm cả phôi, trứng, tinh dịch và ấu trùng của các loài thủy sản) ở dạng tươi sống, ướp lạnh, đông lạnh; các đối tượng sản phẩm động vật thủy sản khác thuộc diện phải kiểm dịch theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo quy định của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Theo Hiệp hội Chế biến và  Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Thông tư 06/2022/TT-BNNPTNT thực sự tháo gỡ một gánh nặng về thủ tục cho doanh nghiệp thuỷ sản, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để gia công, sản xuất xuất khẩu trong bối cảnh nguồn nguyên liệu trong nước không ổn định và thiếu hụt theo mùa vụ, trong khi nhu cầu nhập khẩu của thị trường thế giới gia tăng.

Cũng theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong 7 tháng năm 2022, xuất khẩu thuỷ sản đạt gần 6,7 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2021.

Với kết quả này, xuất khẩu thuỷ sản đang có dấu hiệu hạ nhiệt, tăng trưởng chậm lại. Cụ thể, xuất khẩu thủy sản tăng 34% trong tháng 5 và tăng 18% trong tháng 6. Sang tháng 7, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục chững lại với giá trị 970 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021 và giảm 4% so với tháng 6/2022.

Nguyên nhân giảm được Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam chỉ ra là từ tháng 5 là do thời tiết bất lợi, mưa sớm hơn so với mọi năm làm ảnh hưởng đến đến sản lượng thủy sản, gây ra dịch bệnh trên tôm nuôi khiến cho cho sản lượng tôm giảm, đồng thời nguồn hàng dự trữ từ năm ngoái cũng đã cạn dần.

Riêng xuất khẩu tôm trong tháng 6 đã giảm 1% so với cùng kỳ năm trước vì vấn đề thiếu hụt nguyên liệu. Sang tháng 7,  xuất khẩu tôm tiếp tục giảm gần 13% đạt 385 triệu USD. Trong 7 tháng, xuất khẩu  tôm đạt 2,65 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sản xuất tôm trong nước và nhu cầu tôm thế giới được dự báo là không khả quan trong 6 tháng cuối năm. Nguồn cung tôm của các nước sản xuất tăng mạnh, lượng  nhập khẩu của các thị trường chính như Mỹ, EU tăng trong nửa đầu năm sẽ dẫn đến lượng tồn kho tăng và nhu cầu chững lại trong nửa cuối năm.

Trong khi đó, sản xuất tôm nguyên liệu trong nước đang gặp khó khăn vì thời tiết và các chi phí quá cao, do vậy sẽ tiếp tục thiếu hụt tôm nguyên liệu trong nửa cuối năm.

Xuất khẩu cá tra cũng tăng trưởng cũng chậm lại do nhu cầu nhập khẩu cũng có xu hướng chững lại ở một số thị trường chứ không phải vấn để ở nguồn nguyên liệu. Trong 7 tháng, xuất khẩu cá tra đạt trên 1,6 tỷ USD, tăng 79% so với cùng kỳ năm 2022.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhận định, khan hiếm nguyên liệu tôm và hải sản sẽ tiếp tục chi phối đến kết quả xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong quý III. Theo đó dự báo quý III, xuất khẩu thủy sản sẽ tăng trưởng chậm hơn so với quý II và quý I, ước đạt khoảng 3 tỷ USD.

 

xut-khu-ca-tra-d-bao-dt-26-t-usd-trong-nam-2022.jpg
Chế biến cá tra phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

 

Theo đánh giá của VASEP, những thay đổi đáng kể trong Thông tư 06/2022 là một tin vui đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản, giúp các doanh nghiệp phần nào giảm bớt gánh nặng trong bối cảnh nhiều khó khăn hiện tại.

Thông tư thực sự tháo gỡ một gánh nặng về thủ tục cho doanh nghiệp thuỷ sản, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để gia công, sản xuất xuất khẩu trong bối cảnh nguồn nguyên liệu trong nước không ổn định và thiếu hụt theo mùa vụ.

Kỳ vọng xuất khẩu đạt 10 tỷ USD

Lãnh đạo VASEP cho hay, trong 7 tháng năm 2022, xuất khẩu thuỷ sản đạt gần 6,7 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2021. Với kết quả này, xuất khẩu thuỷ sản đang có dấu hiệu hạ nhiệt, tăng trưởng chậm lại.

Cụ thể, xuất khẩu thủy sản tăng 34% trong tháng 5 và tăng 18% trong tháng 6. Sang tháng 7, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục chững lại với giá trị 970 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021 và giảm 4% so với tháng 6/2022.

Nguyên nhân giảm được VASEP chỉ ra là từ tháng 5 là do thời tiết bất lợi, mưa sớm hơn so với mọi năm làm ảnh hưởng đến đến sản lượng thủy sản, gây ra dịch bệnh trên tôm nuôi khiến cho cho sản lượng tôm giảm, đồng thời nguồn hàng dự trữ từ năm ngoái cũng đã cạn dần.

Riêng xuất khẩu tôm trong tháng 6 đã giảm 1% so với cùng kỳ năm trước vì vấn đề thiếu hụt nguyên liệu. Sang tháng 7, xuất khẩu tôm tiếp tục giảm gần 13%, đạt 385 triệu USD. Trong 7 tháng, xuất khẩu tôm đạt 2,65 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sản xuất tôm trong nước và nhu cầu tôm thế giới được dự báo là không khả quan trong 6 tháng cuối năm. Nguồn cung tôm của các nước sản xuất tăng mạnh, lượng nhập khẩu của các thị trường chính như Mỹ, EU tăng trong nửa đầu năm sẽ dẫn đến lượng tồn kho tăng và nhu cầu chững lại trong nửa cuối năm.

Xuất khẩu cá tra cũng tăng trưởng chậm lại do nhu cầu nhập khẩu có xu hướng chững lại ở một số thị trường chứ không phải vấn đề ở nguồn nguyên liệu. Trong 7 tháng, xuất khẩu cá tra đạt trên 1,6 tỷ USD, tăng 79% so với cùng kỳ năm 2022.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến nhận định, dù tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản có xu hướng chậm lại nhưng xuất khẩu thủy sản năm 2022 vẫn có khả năng thu 10 tỷ USD nhờ thị trường xuất khẩu khả quan, nguồn nguyên liệu dồi dào và các doanh nghiệp đang rất tích cực mở rộng thị trường.

Xuất khẩu thủy sản tận dụng “cơ hội vàng”

Những biến động gay gắt chính trị cùng cuộc chiến năng lượng ở châu Âu đã tạo nên làn sóng lạm phát mạnh mẽ tại khu vực này.

Không dừng lại ở đó, làn sóng này tạo nên hiệu ứng domino lan rộng toàn cầu; trong đó có Việt Nam. Dù từ trong thị trường nội địa, lạm phát được kiểm soát, nhưng các hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường châu Âu gặp phải sự tác động đa chiều.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), chia sẻ khi lạm phát tại châu Âu tăng cao, giá các mặt hàng biến động nhiều; trong đó có các sản phẩm lương thực, thực phẩm.

Theo báo cáo của Cơ quan thống kê dữ liệu eurostat của Liên minh châu Âu công bố ngày 1/7, lạm phát châu Âu đã xác định từ 8,5% đến 8,6%. Chính vì vậy, người tiêu dùng châu Âu sẽ phải chi trả nhiều hơn cho mỗi món hàng được lựa chọn, xu hướng cắt giảm tiêu dùng là điều tất yếu xảy ra.

Tuy nhiên, đối với mặt hàng thực phẩm như nông sản, thủy sản, dù muốn cắt giảm cũng sẽ rất khó. Chính vì vậy, các sản phẩm thủy sản vào thị trường châu Âu vẫn có rất nhiều cơ hội tiêu thụ từ nay cho đến cuối năm 2022. Trong khi đó, các sản phẩm thực phẩm giá thấp, có khả năng cạnh tranh với thủy sản Việt Nam chưa có thông tin đầy đủ.

Nhưng ông Trương Đình Hòe cho rằng các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cần cân nhắc kỹ trong việc tăng đơn hàng tại thị trường này, bởi thu hồi đồng euro và quy đổi sẽ mất đi giá trị, từ đó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm từ nay cho đến cuối năm 2022.

Có thể nói, đây là lần đầu tiên trong 20 năm đồng euro mất giá so với đồng USD. Riêng tại Mỹ, đây cũng là lần đầu tiên trong 40 năm nước Mỹ đối diện với lạm phát đỉnh điểm, có mặt hàng tăng giá 18% đến 19%.

Tuy nhiên, biến động của đồng euro một mặt gây khó khăn cho việc quy đổi đồng euro sang đồng Việt Nam, nhưng nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá, khi xảy ra lạm phát, điều này có nghĩa người tiêu dùng chi trả nhiều euro hơn cho một đơn vị hàng hóa. Khi quy đổi cũng sẽ trở nên tương xứng với giá thành sản xuất và các chi phí cộng lại.

Theo VASEP, thủy sản tại châu Âu đang tăng giá do xung đột giữa Nga và Ukraine cùng cấm vận thương mại gần đây gây ra tình trạng gián đoạn, thậm chí đứt gãy nhiều tuyến thương mại quan trọng của châu Âu.

Cá minh thái Alaska của Nga sang Trung Quốc đã bị đưa vào danh sách sản phẩm bị cấm xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu. Giá cá ngừ tại thị trường châu Âu cũng tăng vọt do giá xăng dầu tăng mạnh đã làm tăng chi phí hoạt động của tàu khai thác và vận chuyển cá ngừ. Giá tôm, cá hồi đang tiếp tục tăng kể từ đầu năm 2022 nhờ thị trường phục hồi trong khi nguồn cung hạn hẹp.

 

12-chot-c3c2c.jpg
Thu hoạch cá tra tại ĐBSCL.

 

VASEP nhận định việc thiếu hụt nguồn cung các loại thủy sản ở châu Âu đang tạo “cơ hội vàng” để sản phẩm cá tra Việt Nam tăng thị phần ở 2 thị trường này. Nếu trước đây, giá cá tra bình quân xuất khẩu đi châu Âu chỉ đạt 2,7 USD/kg, thì trong 6 tháng đầu năm nay, giá xuất khẩu sang khu vực này đạt bình quân 3,45 USD/kg. Giá cá tra xuất khẩu vào Hoa Kỳ còn tăng mạnh hơn, đã lên tới mức 4,5 USD/kg, cao nhất từ trước tới nay, trong khi trước đây cá tra xuất khẩu vào Mỹ thường chỉ đạt từ 2,9-3,1 USD/kg./.

 

 

Thanh Tâm (t/h)
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top