Đó là khẳng định của Sở NN&PTNT TP. Hà Nội tại Hội nghị đánh giá kết quả chương trình phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt, nông sản an toàn và công tác quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm sản diễn ra ngày 25/7.
Ông Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch Thường trực TP. Hà Nội phát biểu tại Hội nghị.
Theo Sở NN&PTNT TP. Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2019, giá trị ngành nông nghiệp thành phố tăng 1,15% so với cùng kỳ, đóng góp 0,03 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn Hà Nội.
Toàn cảnh Hội nghị.
Diện tích gieo trồng ước đạt 156.546 ha, bằng 92,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích lúa 90.619ha. Nguyên nhân dẫn tới diện tích gieo trồng giảm là do một số diện tích chuyển sang đất phi nông nghiệp phục vụ quá trình đô thị hóa và chuyển sang các hô hình khác mang lại hiệu quả hơn.
Tham quan khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản của Hà Nội và các tỉnh, thành phố.
Đàn gia cầm của Hà Nội hiện có 33,8 triệu con, tăng 11,5%. Chăn nuôi lợn có diễn biến phức tạp do dịch tả lợn châu Phi đang có hướng lây lan ở phạm vi rộng. Dịch đang diễn ra tại 23.125 hộ chăn nuôi, 2.150 thôn, tổ dân phố ở 439 xã, phường thuộc 23 quận, huyện, thị xã với tổng số lợn tiêu hủy là 387,5 nghìn con. Hiện, thành phố ước còn 1,4 triệu con lợn, giảm 11,6%.
Ông Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch Thường trực TP. Hà Nội thăm khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
Hà Nội đã hình thành và duy trì, phát triển các vùng sản xuất đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Cụ thể, 6.685 ha rau an toàn chuyên canh tập trung; 54.952 ha lúa chất lượng cao chuyên canh tập trung; 11.091 ha cây ăn quả giá trị kinh tế cao.
Đặc biệt, Hà Nội hiện có 126 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao với giá trị sản phẩm đạt 25%.
Hiện nay, mỗi tháng Hà Nội tiêu thụ khoảng 300.000 tấn lương thực thực phẩm nông - lâm - thủy sản, gồm 92.970 tấn gạo; 18.594 tấn gạo; gà, vịt 6.198 tấn; thủy, hải sản 5.165 tấn; thực phẩm chế biến tư gia xúc, gia cầm 5.165 tấn; rau, củ 103.300 tấn… Riêng thịt lợn, thịt gà, Hà Nội sản xuất cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng.
Thực hiện Kế hoạch 02/KH-UBND ngày 3/1/2018 của UBND thành phố về chương trình truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông - lâm - thủy sản thực hiện trên địa bàn thành phố, Sở NN&PTNT phối hợp với Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và phát triển (IDE) xây dựng, cung cấp giải pháp phần mềm sáng chế “Quy trình xác thực chống hàng gia” xây dựng hoàn thành “Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông - lâm - thủy sản thực phẩm thành phố Hà Nội” với địa chỉ tên miền www.hn.check.vn đã chuyển sang hệ thống địa chỉ check.gov.vn.
Hoàn thiện quy chế vận hành thí điểm Chợ Thương mại điện tử đã đăng ký tên miền và trang web cho Chợ Thương mại www.chonhaminh.gov.vn với Bộ Thông tin và Truyền thông; Ban hành Quyết định số 155/QĐ-SNN ngày 21/2/2019 quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Chợ nhà mình, hình”; Ban hành quyết định số 346/QĐ-SNN ngày 18/3/2019 quy chế quản lý hoạt động của Chợ Thương mại điện tử; đăng ký wbsie Chợ Thương mại điện tử www.chonhaminh.gov.vn và www.myhomemarkets.gov.vn theo quy địnhtại Cục Thương mại điện tử và kinh tế số.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch Thường trực TP. Hà Nội đánh giá cao những kết quả mà Sở NN&PTNT Hà Nội và 21 tỉnh, thành phố đã đạt được trong những năm qua.
Ông Sửu yêu cầu các sở, ngành của TP. Hà Nội chủ động phối hợp với các địa phương chuẩn bị cung ứng nguồn thực phẩm chuẩn bị cho dịp cuối năm, tránh tình trạng khan hàng, thiếu hàng.
Tại Hội nghị, diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa 22 tỉnh, thành phố với một số kênh phân phối, trung tâm thương mại trong vấn đề sản xuất, cung ứng sản phẩm.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.