Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 27 tháng 6 năm 2022 | 15:28

Hàng loạt sai phạm tại Công ty Điện lực Đắk Lắk

Bộ Công Thương vừa có kết luận “về rà soát các vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trời mái nhà” tại Công ty Điện lực Đắk Lắk.

Theo Kết luận 1424 của Bộ Công Thương, qua kiểm tra tại tỉnh Đắk Lắk, Công ty Điện lực Đắk Lắk có một số vi phạm trong quá trình thực hiện phát triển điện mặt trời mái nhà.  

Cụ thể, thời gian giải quyết cho khách hàng trong việc thỏa thuận đấu nối, ký hợp đồng mua bán điện mặt trời mái nhà vượt quá thời hạn quy định của  Bộ Công Thương nêu tại khoản 2, Điều 5, Thông tư số 18/2020/TT-BCT ngày 17/7/2020, việc này xảy ra tại hệ thống điện mặt trời mái nhà của Công ty TNHH Đầu tư năng lượng Nhật Minh, Công ty TNHH Thiên Lượng.

Nghiệm thu, ký hợp đồng mua bán điện có công suất vượt quá công suất trong văn bản chấp thuận đấu nối, trái với quy định tại khoản 2, Điều 5, Thông tư số 18/2020/TT-BCT ngày 17/7/2020 của Bộ Công Thương, việc này xảy ra tại hệ thống điện mặt trời mái nhà của Công ty TNHH Thiên Lượng.

Trụ sở Công ty Điện lực Đắk Lắk.
Trụ sở Công ty Điện lực Đắk Lắk.

 

Đồng thời, thỏa thuận đấu nối có điều kiện (theo báo cáo của Công ty là 101 khách hàng), nghiệm thu đưa vào vận hành và ký hợp đồng mua bán điện của hệ thống điện mặt trời mái nhà gây quá tải hệ thống điện lưới là trái quy định nêu tại khoản 4, Điều 11, Quyết định số 13/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ, việc này xảy ra tại lô XT476T2.KBU-TBA 220 Kv Krông Buk, các trạm biến áp 110 Kv ESO, Krông Ana và dẫn đến tăng công suất truyền tải đường dây 110kV cấp cho các trạm này.

Công ty Điện lực Đắk Lắk thực hiện phát triển điện mặt trời mái nhà không đúng với hiện trạng lưới điện, thiếu minh bạch (lưới điện chưa quá tải nhưng thông báo trên website là trạm/đường dây không giải tỏa được công suất; thông báo trên website là đường dây/trạm biến áp không giải tỏa được công suất nhưng sau đó chấp thuận cho nhiều khách hàng đấu nối vào lưới điện trung áp đã công bố quá tải trước đó). Như vậy, trong quá trình thực hiện phát triển điện mặt trời mái nhà, Công ty Điện lực Đắk Lắk đã vi phạm quy định nêu tại khoản 9, Điều 7, Luật Điện lực năm 2014.

Ngoài ra, Công ty Điện lực Đắk Lắk chốt chỉ số công tơ, đưa vào vận hành nhưng không có sản lượng phát điện trong năm 2020 và ký hợp đồng mua bán điện là trái quy định tại khoản 4, Điều 8, Quyết định số 13/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ, việc này xảy ra tại hệ thống điện mặt trời mái nhà của Công ty TNHH Triệu Phú Ban Mê, Công ty TNHH Triệu Thảo Ban Mê.

Công ty Điện lực Đắk Lắk đã thỏa thuận, yêu cầu nhiều khách hàng đầu tư, lắp đặt hệ thống đo điếm (02 TU, 02 TI), dẫn đến làm tăng chi phí đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà của các doanh nghiệp, trái với quy định tại khoản 2, Điều 9, Quyết định 13/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Ai sẽ chịu trách nhiệm liên quan đến các sai phạm về phát triển mặt trời tại Đắk Lắk?
Ai sẽ chịu trách nhiệm liên quan đến các sai phạm về phát triển mặt trời mái nhà tại Đắk Lắk?

Để xảy ra những sai phạm này, Bộ Công Thương yêu cầu Công ty Điện lực Đắk Lắk chịu trách nhiệm về việc đã công nhận vận hành, ký hợp đồng và thanh toán tiền mua điện của các hệ thống điện mặt trời mái nhà gây quá tải cho hệ thống lưới điện.

 

 

 

Trần Luật
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top