Bệnh chết nhanh, rớt giá thảm hại khiến cho nông dân trồng cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước điêu đứng.
Ông Đỗ Thế Sự (thôn 2 Căn, xã Phú Nghĩa) – nông dân với kinh nghiệm trồng tiêu lâu năm, cho biết: “Hiện tại trên địa bàn huyện bà con nông dân đang vào mùa thu hoạch tiêu. Tuy nhiên, từ đầu vụ năm nay, vườn tiêu bỗng xuất hiện những dấu hiệu vàng lá, lá xanh chết rũ trên cành, thối rễ rồi chết dần. Gia đình tôi có khoảng 1.000 trụ tiêu, nhưng do tiêu bệnh mà giờ nên xơ xác, chỉ còn một nửa. Từ nửa cuối năm 2017 đến nay giá tiêu ngoài thị trường có giá khoảng 63.000 đồng/kg khiến người nông dân lâm vào cảnh lỗ vốn, âm nợ. Với tình trạng này, gia đình tôi lâm vào cảnh âm nợ, lỗ vốn do đầu tư quá cao vào tưới tiêu, phân bón và phun thuốc”.
Còn bà Phạm Thị Hiền (Thôn 7, xã Bình Thắng), lo lắng: “Khi phát hiện vườn tiêu bị bệnh chết nhanh, chết chậm, gia đình bà đã thực hiện các biện pháp vệ sinh vườn, rải phân và phun thuốc nhưng cây không có khả năng phục hồi và chết dần. Năm 2017, một trụ tiêu cho thu hoạch trung bình từ 5 đến 6 kg tiêu, nhưng nay chỉ còn khoảng 2 đến 3 kg. Thiệt hại khoảng 30-40% so với năm trước. Gia đình tôi đã phải vay mượn tiền để dùng cho việc bón phân, tưới tiêu, phun thuốc trừ sâu cho mùa tiêu này, phun không biết bao nhiêu tiền thuốc để cứu vãn. Với tình hình này, coi như giữ cây tiêu đợi giá thị trường lên, được đồng nào hay đồng đó để trang trải”.
Ông Hoàng Thanh Thao (Thôn Trưởng thôn 2 Căn, xã Phú Nghĩa): “Do tình trạng tiêu bệnh đang diễn biến rất nhanh, thôn đã có các biện pháp nhằm giúp đỡ bà con nông dân, cử kĩ sư đến hướng dẫn bà con khắc phục tình trạng sâu bệnh cũng như tránh lây lan bệnh, cấp hỗ trợ 50% thuốc bảo vệ thực vật”.
Theo anh Thi Văn Quang, chuyên viên phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bù Gia Mập, tiêu bị bệnh tuyến trùng chiếm 87ha, chết nhanh 98ha, chết chậm 117ha, rệp sáp 47ha, thán thư 69ha. “Sau Tết Nguyên đán xảy ra những cơn mưa trái mùa tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, nhiều gốc tiêu bị thối rễ, rễ tiêu bị nhiễm nấm yếu dần, việc cung cấp nước và dinh dưỡng cho phần cành lá bên trên không hiệu quả, sau đó sẽ lan dần lên phần thân và cành, rễ bắt đầu thối và cây sẽ chết. Mặc dù bà con đã sử dụng nhiều biện pháp bón phân, phun thuốc nhưng tình trạng này vẫn đang diễn ra phức tạp. Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc trừ bệnh hiệu quả, ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân phải nhanh chóng thu gom cây tiêu đã chết về một nơi quy định, vệ sinh tàn dư thực vật, dùng vôi bột khử trùng vùng bệnh hạn chế lây lan…”, anh Quang cho biết./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…