Để có thể ra khơi đánh cá, các tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên (tàu xa bờ) phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình từ hệ thống vệ tinh (VMS). Tại tỉnh Thừa Thiên Huế hơn 90% tàu đã được lắp đặt.
Theo đó, việc các tàu xa bờ phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình VMS là điều kiện bắt buộc đối với chủ tàu trước khi ra khơi đã được quy định tại Luật Thủy sản số 18/2017/QH15; Nghị định 26/2019/NĐ-CP và Nghị định 42/2019/NĐ-CP năm 2019.
Việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình VMS sẽ giúp cơ quan chức năng nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý; đồng thời, truy xuất nguồn gốc hải sản, ngăn chặn khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) qua đó nhanh chóng xóa “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với mặt hàng thủy sản Việt Nam.
Nghị định 42/2019/NĐ-CP năm 2019 quy định, hành vi không trang bị thiết bị giám sát hành trình VMS trên tàu cá là vi phạm nghiêm trọng trong khai thác thủy sản. Cụ thể, nếu vi phạm hành vi này mức phạt đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m đến dưới 24m theo quy định là từ 300 – 500 triệu đồng và trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần mức phạt sẽ là 500 – 700 triệu đồng; đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên theo quy định mức phạt sẽ từ 800 triệu – 1 tỷ đồng.
Trao đổi về vấn đề này, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Quang Vinh Bình cho biết, tính đến thời điểm hiện tại địa phương có 375 tàu xa bờ, trong đó 341 chiếc đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình VMS, chiếm trên 90%.
Khoảng 10% số tàu xa bờ còn lại tại tỉnh Thừa Thiên Huế chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình VMS thuộc các đối tượng: Các tàu cá di chuyển ngư trường khai thác các tỉnh bạn thường xuyên, cơ quan quản lý tại tỉnh bạn chưa kiểm soát, buộc thực hiện lắp đặt VMS; Các tàu đang nằm bờ tại địa phương vì nhiều lý do khác nhau.
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, hơn 90% tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên (tàu xa bờ) đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình từ hệ thống vệ tinh (VMS).
Tất cả các tàu chưa lắp thiết bị giám sát hành trình VMS sau ngày 01/4/2020 đều hết thời hạn Giấy phép khai thác thủy sản. Vì vậy, nếu muốn cấp phép khai thác thủy sản tiếp tục, các chủ tàu này buộc phải trang bị thiết bị giám sát hành trình VMS.
Quá trình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình VMS cho số tàu còn lại đang diễn ra đồng thời với quá trình cấp phép khai thác thủy sản. Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh đang kiểm soát chặt chẽ, không cho các tàu có không có Giấy phép, hoặc Giấy phép khai thác thủy sản hết hạn ra biển đánh cá.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, từ đầu năm 2019, trong khi chờ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thôn ban hành hướng dẫn chuẩn thiết bị giám sát hành trình tàu cá, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức đầu tư nâng cấp trạm bờ trên cơ sở hệ thống máy bộ đàm tầm xa VX-1700 có tích hợp định vị vệ tinh để kết nối thông tin, đồng thời máy đài tàu cũng được chủ tàu nâng cấp đồng bộ để thực hiện gửi nhận tin nhắn 2 giờ/lần tự động nhằm phục vụ giám sát vị trí tàu cá hoạt động trên biển. Hiện, tàu có chiều dài lớn nhất trên 15m tại tỉnh Thừa Thiên Huế được giám sát tự động tại Trạm bờ Chi cục Thủy sản.
Đối với các tàu đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình VMS tại tỉnh Thừa Thiên Huế được yêu cầu mở máy hoạt động 24/24 giờ để cơ quan chức năng quản lý, giám sát và tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác IUU.
Hiện, hầu hết các chủ tàu đều tuân thủ, chỉ còn một vài trường hợp do lỗi kỹ thuật hoặc thuyền trưởng chưa thành thạo về kỹ thuật sử dụng do hệ thống quản lý qua vệ tinh mới xác lập bước đầu nên Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế và các đơn vị cung ứng thiết bị giám sát hành trình VMS đang từng bước hoàn thiện, xác định rõ từng trường hợp lỗi, để có thể tiến tới quản lý tốt hệ thống giám sát tàu cá qua vệ tinh.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.