Hàng nghìn hecta lúa trong vụ đông xuân 2019 – 2020 tại tỉnh Thừa Thiên - Huế đã bị đổ do mưa gió. Theo thống kê sơ bộ, phần lớn diện tích lúa bị đổ trong dịp này thuộc giống khang dân.
Như trước đó Kinh tế nông thôn đã đưa tin trong bài “TT- Huế: Chuẩn bị thu hoạch, hàng nghìn hecta lúa đổ như “trải chiếu”” những ngày qua không khí lạnh đã gây mưa gió trên diện rộng khiến hàng nghìn ha lúa bị đổ, trong đó có nhiều diện tích lúa bị đổ như “trải chiếu”.
Trao đổi với PV Kinh tế nông thôn, ông Hồ Vang Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, đợt mưa từ ngày 24/4 đến nay đã làm cho khoảng 6.900 ha toàn tỉnh lúa bị đổ. Trong đó, khoảng 4.800 ha lúa bị đổ nghiêng và khoảng 2.100 ha bị đổ rạp như “trải chiếu”. Diện tích lúa bị đổ chủ yếu là khang dân, NH6…
Được biết, trong vụ đông xuân 2019 – 2020 tại tỉnh Thừa Thiên - Huế có khoảng 11.000 – 12.000 ha trồng lúa khang dân. Ông Vang phân tích rằng, sở dĩ bà con lựa chọn và trồng giống lúa này nhiều vì đây là loại lúa có năng suất cao, hàm lượng tinh bột nhiều rất phù hợp cho việc chế biến bánh, bún…
Đợt mưa trong những ngày qua cũng đã khiến cho khoảng 12.000 ha lúa tại tỉnh Thừa Thiên - Huế đang bị ngập úng từ 10 – 30 cm. Khoảng 3.500 ha lúa đã được tiêu úng, số còn lại dự tính đến cuối tháng 4/2020 mới tiêu úng xong, ông Vang cho biết.
Theo thống kê sơ bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế, đến thời điểm hiện tại, các đợt mưa từ 12-13/4 và từ 24/4 đến nay đã khiến năng suất lúa toàn tỉnh giảm khoảng 15%.
Trước thực trạng này, tỉnh Thừa Thiên - Huế đang đề nghị với Trung ương hỗ trợ cho bà con nông dân tại địa phương 1.000 tấn lúa giống để việc sản xuất vụ hè thu được diễn ra đúng tiến độ.
Cùng với đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế đang khuyến cáo bà con nông dân nên chuyển đổi giống lúa trong các vụ sau sang trồng một số giống mới như DT100 (hay còn gọi là KH1) – giống lúa đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận và cho lưu hành vào cuối năm 2019.
Ông Vang cho rằng, giống lúa DT100 có năng suất tương đương như giống khang dân, hàm lượng tinh bột cũng khá cao và đặc biệt là có thể chống chịu với mưa gió, hạn chế đổ ngã tốt hơn, cùng với đó, chúng ít bị sâu bệnh hơn so với khang dân.
“Khi chúng tôi đi kiểm tra thực tế tại nhiều cánh đồng, một bên trồng khang dân thì bị đổ rạp nhưng bên trồng lúa DT100 thì vẫn đứng tốt”, ông Vang dẫn chứng.
“Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Công ty Cổ phần Giống cây trồng vật nuôi Thừa Thiên Huế để làm giống lúa HG12. Hiện, việc thử nghiệm giống lúa này đang cho kết quả tích cực. Sắp tới chúng tôi sẽ tiến hành các thủ tục để đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận và cho lưu hành giống lúa HG12”, dẫn lời ông Vang.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.