Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 25 tháng 11 năm 2018 | 7:41

Khai mạc Hội chợ cam, bưởi và các sản phẩm trái cây Lục Ngạn

Tối qua (24-11), tại Quảng trường Trung tâm huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), UBND huyện tổ chức khai mạc Hội chợ cam, bưởi và các sản phẩm trái cây huyện Lục Ngạn năm 2018. Sự kiện thu hút hàng nghìn người tham gia.

Tối qua (24-11), tại Quảng trường Trung tâm huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), UBND huyện tổ chức khai mạc Hội chợ cam, bưởi và các sản phẩm trái cây huyện Lục Ngạn năm 2018. Sự kiện thu hút hàng nghìn người tham gia.
 
2.JPG
Các đại biểu cắt băng khai mạc Hội chợ.
Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, Lục Ngạn được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng cùng sự cần cù, chịu khó, ham học hỏi, sáng tạo của người dân đã tạo nên vùng trồng cây ăn quả hàng hóa tập trung lớn nhất miền Bắc với các loại trái cây như: Vải, nhãn, cam, bưởi, táo… rộng hơn 27 nghìn hecta. Trong đó, gần 15,3 nghìn hecta vải thiều; 6,4 nghìn hecta cây có múi, năm nay sản lượng ước đạt hơn 53 nghìn tấn; nhãn, ổi, táo cũng đạt hàng chục nghìn tấn quả mỗi vụ. Tổng giá giá trị từ cam, bưởi ước đạt 1.250 tỷ đồng.
 
Sau hai năm tổ chức, Ngày hội trái cây Lục Ngạn đã gây được tiếng vang lớn, đánh dấu sự vươn tầm của thương hiệu trái cây Lục Ngạn. Tiếp nối thành công đó, năm nay, huyện Lục Ngạn quyết định tổ chức Hội chợ cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn năm 2018 với nhiều đổi mới.
 
“Đây là dịp khẳng định chất lượng trái cây, tôn vinh thành quả lao động của người dân, tạo cơ hội tìm hiểu, liên kết “4 nhà” giữa người dân - doanh nghiệp – nhà khoa học và cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, thu hút du khách, phát triển du lịch sinh thái, vườn đồi; từng bước xây dựng chuỗi giá trị bền vững cho cây ăn quả và sản phẩm chủ lực của huyện”, ông Bình nói.
t.gif
Đông đảo du khách tham gia buổi khai mạc Hội chợ.

 Cũng theo ông Bình, ngoài cây ăn quả, Lục Ngạn còn có một số sản phẩm đặc trưng được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng như: Mỳ gạo Chũ; các sản phẩm rượu truyền thống, giấm Kim Ngân chế biến từ vải thiều, mật ong.

Tại Hội chợ năm nay, Ban tổ chức đã bố trí 160 gian hàng (nhiều hơn 60 gian so với những năm trước) để các xã, thị trấn trong huyện giới thiệu và giao dịch mua bán trái cây cũng như những sản phẩm đặc trưng của người dân Lục Ngạn. Hội chợ thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia giới thiệu, cung ứng sản phẩm tiêu dùng, vật tư, máy móc nông nghiệp chất lượng.
 
Cũng tại lễ khai mạc, Ban tổ chức đã công bố kết quả, trao giải Nhất cuộc thi chất lượng 4 loại trái cây cam lòng vàng, cam ngọt, bưởi da xanh và bưởi ngọt đồng thời tiến hành đấu giá. Theo đó, xã Hồng Giang đoạt giải Nhất bưởi da xanh, đấu giá 5 quả được 6,5 triệu đồng; Nghĩa Hồ đoạt giải Nhất cam lòng vàng, đấu giá 10 kg được 5,5 triệu đồng; xã Phượng Sơn giành giải Nhất bưởi ngọt, đấu giá 6 quả được 5,5 triệu đồng. Đặc biệt, xã Tân Quang đoạt giải Nhất cam ngọt, đấu giá 10 kg, giá khởi điểm từ 2 triệu đồng, qua vài lần trả giá lên đến 36 triệu đồng, đơn vị trúng đấu giá thuộc về đại diện chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây (Đồng Nai).
3.JPG
Nhiều gian hàng được trang trí đẹp mắt, thu hút khách tham quan, chụp ảnh lưu niệm.

 Ngoài ra, người dân, du khách đã được thưởng thức những tiết mục nghệ thuật đặc sắc giới thiệu về vùng đất, con người huyện Lục Ngạn và tỉnh Bắc Giang; tham quan các gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm được trang trí công phu, bắt mắt...

Theo chương trình, Hội chợ diễn ra đến hết ngày 29-11 với nhiều hoạt động phong phú như triển lãm sinh vật cảnh, thi gian hàng đẹp, dẫn du khách tham quan các nhà vườn, các làng nghề tiêu biểu của huyện.
 
 
 
 
Hồng Nguyên
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top