Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 3 tháng 1 năm 2020 | 14:15

Làng hoa rộn ràng chuẩn bị đón Tết

Chỉ còn vài tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, nông dân các làng nghề trồng hoa, cây cảnh đang khẩn trương, chăm sóc từng luống hoa, chậu cảnh để cung ứng cho thị trường đúng dịp Tết những cây cảnh, chậu hoa đẹp nhất.

tr7.jpg
Làng hoa Phù Vân sẵn sàng phục vụ nhu cầu dịp Tết Nguyên đán.

 

Sắc Xuân ở Phù Vân

Làng hoa Phù Vân nằm phía Tây Bắc của TP. Phủ Lý có truyền thống trồng hoa, cây cảnh nổi tiếng của Hà Nam. Về Phù Vân thời điểm này, làng hoa đã rộn ràng vào vụ chính, cung ứng một lượng lớn hoa và cây cảnh cho thị trường Tết các tỉnh lân cận.

Năm nay, ngoài các loài hoa, cây kiểng truyền thống như hoa ly, lay-ơn, hồng nhung, lan, cúc, quất, đào… thì một số chủ vườn trong làng còn mạnh dạn nhân giống phát triển giống hoa hồng cổ Sa Pa và hoa hồng Pháp. Hiện các giống cây hoa này thích nghi khá tốt với thổ nhưỡng, khí hậu địa phương và đang độ cho thu hoạch.

Các hộ trồng hoa cho biết, tính bình quân hiện tại giá hoa khoảng 2.000 - 2.500 đồng/bông, đây là mức giá khá tốt cho người trồng hoa. Hiện trên 70% diện tích hoa của làng đã được tiểu thương hợp đồng, đặt cọc thu mua. Đặc biệt, có bãi hoa đẹp còn được thương lái mua đứt (mua ngay tại vườn), chỉ chờ ngày đến vận chuyển đi.

Những năm gần đây, nguồn hoa được người trồng tự sản xuất cây giống, hạt giống sau khi được chuyển giao kỹ thuật khoa học từ Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Vì thế, hoa Phù Vân thường có bông to, đều, thân cứng, màu sắc đẹp và đa dạng nên được thị trường trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.

Đã thành truyền thống của vùng đất Phù Vân, từ tháng 9 đến tháng 10 âm lịch, các hộ trồng hoa tại địa phương hoàn tất việc trồng các loại hoa để kịp bán dịp trước, trong và sau Tết.

Để hỗ trợ hộ dân trồng hoa, UBND xã Phù Vân phối hợp với các đơn vị mỗi năm mở gần 10 lớp tập huấn và lớp chuyển giao kỹ thuật trồng, quy trình trồng hoa theo khoa học, chăm sóc hoa thích ứng với biến đổi của khí hậu và an toàn vệ sinh.

Phương pháp này nhằm đảm bảo hoa nở đúng thời vụ và thường xuyên rút kinh nghiệm từ những vụ hoa trước để các hộ trồng hoa chủ động, yên tâm với cây trồng truyền thống của địa phương.

UBND TP. Phủ Lý hỗ trợ kinh phí cho 10 hộ dân xây dựng nhà lưới và hệ thống tưới nhỏ giọt góp phần phát triển cây trồng truyền thống.

 

tr7a.jpg
Ông Đàm Văn Hưng miệt mài chăm sóc những luống hoa cúc cho nở kịp vào dịp Tết.

 

Chủ tịch UBND xã Phù Vân Phạm Phú Thắng cho biết: “Giá trị kinh tế từ cây hoa  bình quân đạt trên 260 triệu đồng/năm/ha. Có gia đình thu nhập  300-400 triệu/ha/năm”.

Làm giàu từ trồng hoa

Làng hoa Đông Cương (TP. Thanh Hóa), vựa hoa lớn nhất tỉnh Thanh Hóa, hiện  có gần 300 hộ chuyên trồng hoa với hơn 70 ha, kéo dài từ khu phố 1 đến khu phố 6 của phường.

Ông Đàm Văn Hưng, một trong những hộ dân trồng hoa ở khu phố 3, người đã gắn bó với nghề trồng hoa 15 năm, chia sẻ: “Ban đầu, vì cuộc sống mưu sinh mà tôi đến với nghề, thời điểm ấy kiến thức và kinh nghiệm chưa nhiều nên gặp rất nhiều khó khăn. Nghề trồng hoa bây giờ đã ổn định, giúp tôi phát triển kinh tế gia đình và tạo điều kiện chăm lo cho con cái”.

Ông Hưng đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng hoa lên đến hàng mẫu đất, với 16 nghìn cây cúc và 11 nghìn cây hồng. “Để có được những bông hồng đỏ thắm, không bị gió và sương muối làm thâm cánh, người trồng phải bọc những chiếc nụ từ khi mới bắt đầu hé nở. Đối với trồng hoa cúc, phải thường xuyên thăm vườn loại bỏ cỏ dại và điều tiết nước, độ ẩm, ánh sáng phù hợp thì mới mong có được vụ hoa đẹp đúng thời điểm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giá hoa cúc dao động từ 2.000 đến 3.000 đồng/cây, hoa hồng 3.000 đồng/bông, dự kiến năm nay cho thu lãi khoảng hơn 100 triệu đồng”, ông Hưng nói.

Còn gia đình Ông Nguyễn Đức Lý, có hơn một mẫu đất trồng hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền, cho biết: Năm nay Tết Nguyên đán đến sớm, việc gieo trồng vì thế cũng được cân nhắc và tính toán sao cho hoa nở “bắt” vào đúng thời điểm Tết là đẹp nhất.

Nghề trồng hoa đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân phường Đông Cương, bình quân đạt 500 -700 triệu đồng/năm, gấp hàng chục lần trồng lúa nên người dân rất yên tâm gắn bó với nghề.

Những ngày giáp Tết sẽ càng thú vị hơn nếu có dịp đến vựa hoa Đông Cương vào buổi tối bởi đây là thời điểm vựa hoa thực sự lung linh, thơ mộng với hàng nghìn ngọn đèn cùng lúc được thắp sáng.

Ông Nguyễn Hữu Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân phường Đông Cương, cho biết: Hiện nay, trên địa bàn phường có gần 200 hộ trồng hoa, với tổng diện tích lên đến 100 ha, thu nhập ổn định từ 500 đến 550 triệu đồng/hộ/năm.

Những năm tới, cấp ủy Đảng, chính quyền phường Đông Cương  tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân duy trì nghề trồng hoa truyền thống; đồng thời khuyến khích người dân đầu tư các mô hình trồng hoa trong nhà lưới bán kiên cố để việc canh tác đạt giá trị kinh tế cao hơn.

Trên cơ sở quy hoạch lại đất đai, địa phương cũng tạo điều kiện, khuyến khích người dân trồng đa dạng các loài hoa nhằm phục vụ nhu cầu thị trường và phục vụ khách đến tham quan du lịch, chụp ảnh phong cảnh...

Hà Nam - Lê Trang - Xuân Sơn


 

Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top