Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 31 tháng 8 năm 2021 | 17:32

Na Đông Triều đẩy mạnh tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử

Nhiều địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội khiến cho việc tiêu thụ sản phẩm na Đồng Triều (Quảng Ninh) gặp khó. Để không làm đứt gãy chuỗi tiêu thụ, thị xã Đông Triều đã xúc tiến đưa quả na bán trên sàn thương mại điện tử.

Sản phẩm OCOP Đông Triều 

Từ những năm 1994 - 1995, thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phủ xanh đất trống đồi trọc, huyện Đông Triều (nay là thị xã Đông Triều, Quảng Ninh) quyết định trồng vải thiều xen lẫn na dai. Cây na dai phát triển tốt, năng suất cao và cho quả ngon.
 
Vì vậy, ngay từ khi cây mới ra hoa, các tư thương trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh đã đến đặt mua tại vườn. Những năm gần đây, bà con trồng na được tập huấn kỹ thuật, đặc biệt là quy trình trồng và chăm sóc đảm bảo cho sản phẩm sạch, nên sản lượng na dai tăng đáng kể, tạo thu nhập cho người dân.
 
Sản phẩm OCOP Na Đông Triều được thương lái đến tận vườn thu mua
Sản phẩm OCOP na Đông Triều được thương lái đến tận vườn thu mua.
Với những ưu điểm nổi trội đó, Đông Triều đã chọn đưa na dai vào là một trong những sản phẩm OCOP của địa phương mình để phát triển kinh tế. Từ đó tạo tiền đề để sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, góp phần xây dựng nông thôn mới và thực hiện thành công đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
 
Năm 2021, thị xã Đông Triều có diện tích trồng Na trên 800ha được trồng tập trung tại các xã Việt Dân, An Sinh, Tân Việt, Bình Khê... với 1.550 hộ trồng, sản lượng dự kiến 6.500 tấn quả. Sản phẩm "Na Đông Triều" có chất lượng tốt, an toàn thực phẩm, quá trình trồng, chăm sóc, phòng trị bệnh, thu hoạch được kiểm soát, hiện có trên 350ha được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, sản phẩm đã có bao bì, nhãn mác, tem truy suất nguồn gốc và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu tập thể.
 
Thời gian thu hoạch bắt đầu 25/7 đến 15/9/2021, thị trường tiêu thụ chính là các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Ninh Bình... Quả Na có đặc thù là chín theo thời điểm, thời gian thu hoạch chính vụ tương đối ngắn trong vòng 50-60 ngày (từ 25/7 đến 15/9), khó bảo quản, thời gian từ lúc thu hoạch đến người sử dụng chỉ 1-2 ngày.
 
Tiêu thụ na trong mùa dịch Covid-19
 
Nhận thấy tình hình dịch bệnh Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp. Việc các tỉnh, thành phố trong nước áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh sẽ ảnh hưởng tới hoạt động đi lại của người và phương tiện tham gia tiêu thụ quả Na nói riêng và nông sản nói chung. Đồng thời, các hoạt động kiểm soát sẽ làm kéo dài thời gian di chuyển, phát sinh chi phí cho việc tiêu thụ, từ đó giá sản phẩm bị giảm.
 
Do đó, ngay từ cuối tháng 6/2021, UBND thị xã Đông Triều đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan rà soát, xây dựng phương án và các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm na trong tình hình dịch bệnh.
 
Những trái na dai Đông Triều được đẩy mạnh bán trên các sàn thương mại điện tử.
Những trái na dai Đông Triều được đẩy mạnh bán trên các sàn thương mại điện tử.
Thị xã Đông Triều đã phối hợp với Sở Công Thương kết nối với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) kết nối với 3 sàn thương mại điện tử như Sendo, Voso, Cucu và xây dựng trang thương mại điện tử Dongtrieumart. Đây cũng là địa phương đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh lập sàn thương mại điện tử riêng để hỗ trợ người dân tiêu thụ nông sản.
 
Bên cạnh đó, để đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ na, Phòng Kinh tế phối hợp với đội nhóm của sàn DongTrieuMart, Voso mở 3 lớp hội nghị tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho người sản xuất, tổ sản xuất, cán bộ xã, đoàn viên thanh niên, phụ nữ, hội nông dân… cách thức đưa sản phẩm bán trên các sàn thương mại điện tử và các kênh cá nhân sẵn có như zalo, facebook, youtube… đã có trên 120 lượt người tham gia.
 
Qua rà soát, thống kê đã có 241 đầu mối, thương lái và 247 phương tiện tham gia hoạt động tiêu thụ sản phẩm Na Đông Triều. Phòng Quản lý đô thị, thị xã Đông Triều đã cấp trên 200 Logo cho các phương tiện vận chuyển, để làm dấu hiệu nhận diện được phân luồng ưu tiên làm thủ tục kiểm soát dịch bệnh, việc này nhằm đảm bảo nhanh nhất tại các chốt trạm vào địa bàn thị xã. Đồng thời bố trí điểm lấy mẫu xét nghiệm tập trung (có trả phí) tại Trạm Y tế xã Việt Dân cho những người trực tiếp tham gia hoạt động tiêu thụ na.
 
Hiện nay, sản phẩm na Đông Triều đã được tiêu thụ mạnh qua các kênh như: kênh truyền thống (thương lái, đầu mối) có 194 đầu mối thương lái; kênh thương mại điện tử có 4 tổ chức là sàn Sendo, Voso, Cucu, Dongtrieumart và trên 100 cá nhân; kênh siêu thị, chuỗi cửa hàng có 4 điểm là siêu thị GO!, chuỗi siêu thị Vinmart, chợ Hạ Long 1, chuỗi cửa hàng Nông sản sạch tại Hạ Long và kênh tổ chức, doanh nghiệp gồm Bưu điện tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh…
 
Thành quả từ sự cố gắng
 
Cũng chính bởi ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 mà hiện nay nhiều địa phương chính tiêu thụ na Đông Triều lại đang phải dãn cách xã hội, hoặc kiểm soát lượng người, phương tiện ra vào địa phương bị nghiêm ngặt hơn. Vì vậy, sản lượng tiêu thụ cho các địa phương bị giảm sút đáng kể.
 
Những vườn na đã mang lại nguồn thu nhập chính cho các hộ dân trên địa bàn thị xã Đông Triều.
Những vườn na đã mang lại nguồn thu nhập chính cho các hộ dân trên địa bàn thị xã Đông Triều.
Tuy nhiên, cũng chính sự cố gắng, nỗ lực của các cấp chính quyền địa phương đã xây có những phương án tiêu thụ hiệu quả qua các kênh bán hàng, đặc biệt là sản thương mại điện tử, đã đưa thị trường tiêu thụ na Đông Triều trở nên sôi động hơn, không bị ảm đạm do dịch bệnh.
 
Thống kê của Phòng Kinh tế, thị xã Đông Triều cho thấy, từ cuối tháng 7/2021 đến giữa tháng 8/2021, sản lượng na đầu mùa của thị xã đã tiêu thụ lên tới gần 4.000 tấn (hơn 50% tổng sản lượng). Trong đó, hơn 400 tấn na được bán qua kênh thương mại điện tử đến tay người tiêu dùng. Các kênh thương mại điện tử đang bán 2 sản phẩm na dai Đông Triều với giá 20.000 và 40.000 đồng/kg tùy loại. Trên từng quả na đều có tem dán thương hiệu nông sản địa phương OCOP, bao bì đều có mã QR, mã vạch để khách hàng truy xuất nguồn gốc.
 
Có thể thấy, dù dịch bệnh Covid-19 đang ảnh hưởng chung đến các địa phương, đặc biệt là việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản. Nhưng ngay từ khi quyết liệt triển khai bán sản phẩm trên các sàn thương mại diện tử, sản phẩm na Đông Triều đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho hàng trăm hộ nông dân, tạo điều kiện kích thích sản xuất nông nghiệp phát triển.
 
 
(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)
Tam Anh
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top