Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 27 tháng 10 năm 2020 | 10:1

Nâng hạn mức bảo hiểm tiền gửi - xu hướng phù hợp với tình hình thực tế

Vấn đề hạn mức luôn thu hút sự quan tâm của người dân, đây là một trong những công cụ bảo vệ cũng như tác động trực tiếp đến niềm tin của người gửi tiền.

agri.jpg
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

 

Vì vậy, việc Chính phủ vừa công bố dự thảo Quyết định của Thủ tướng về hạn mức với đề xuất tăng lên 125 triệu đồng với mỗi người gửi tiền tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đã nhận được sự đồng tình của nhiều đối tượng công chúng.

Đáp ứng được nguyện vọng của công chúng

Trải qua hơn 20 năm áp dụng tại Việt Nam,hoạt động bảo hiểm tiền gửi (BHTG)đã đóng góp tích cực vào tiến trình đổi mới đất nước, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, tăng trách nhiệm và duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD). Bên cạnh việc đánh giá cao ý nghĩa của chính sách BHTG, nhiều ý kiến cho rằng cần điều chỉnh hạn mức để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.

Theo đánh giá của TS. Hà Huy Tuấn - Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia: “Thời gian qua, hạn mức 75 triệu đồng là tương đối hợp lý. Tuy nhiên, hạn mức trả tiền bảo hiểm cần được tiếp tục xem xét để xây dựng được một lộ trình thích hợp hơn nhằm điều chỉnh tương xứng với các khuyến nghị của Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI) và điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Việc nâng hạn mức trả tiền bảo hiểm là một trong nhiều nội dung cần tiếp tục hoàn thiện đối với cơ chế hoạt động của BHTGVN để cơ quan này thực sự hoạt động có hiệu quả”.

Ông Nguyễn Hữu Cường – Chủ tịch HĐQT QTDND Phú Thứ (Kinh Môn, Hải Dương) cũng cho biết: BHTGVN ra đời có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của hệ thống QTDND nói chung và QTDND Phú Thứ nói riêng. Sự có mặt của BHTG đã đem một làn gió mới đến QTDND Phú Thứ, giúp người dân giảm bớt tâm lý e ngại khi gửi những khoản tiền mồ hôi nước mắt của mình vào QTDND vì đã có BHTGVN bảo vệ cũng như sẵn sàng chi trả bảo hiểm nếu có đổ vỡ. Tuy nhiên, với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập bình quân của người dân cũng như tốc độ tăng của quy mô tiền gửi tiết kiệm hiện nay, đã đến lúc cần cân nhắc nâng hạn BHTG.

Đứng ở góc độ một người gửi tiền - bà Lê Hải Vân – Hưng Yênchia sẻ: Chúng tôi hoàn toàn yên tâm tin tưởng vào chính sách BHTG. Tuy nhiên, lượng người gửi tiền có số dư tiền gửi từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng trên địa bàn rất nhiều. Chính vì vậy, đề nghị Chính phủ xem xét nâng hạn mức trả tiền bảo hiểm lên 150-200 triệu để chúng tôi yên tâm gửi tiền tại các TCTD.

Tăng độ phù hợp với thông lệ quốc tế

Theo khuyến nghị của IADI, hạn mức và phạm vi bảo hiểm cần có giới hạn và đủ độ tin cậy để giảm thiểu rủi ro rút tiền hàng loạt, không làm xói mòn kỷ luật thị trường, có khả năng bảo vệ được khoảng 90 - 95% người gửi tiền. Bên cạnh đó, hiệu quả của hạn mức BHTG có thể giảm theo thời gian, yếu tố lạm phát có thể làm giảm giá trị thực sự của BHTG, cấu phần và quy mô của các khoản tiền gửi có thể thay đổi hay có thể có thêm các công cụ gửi tiền mới. Thời gian qua, những yếu tố kinh tế vĩ mô tại Việt Nam liên quan đến việc xác định hạn mức chi trả BHTG như: GDP bình quân đầu người, lạm phát, tỷ giá, lãi suất, quy mô tiền gửi... có nhiều thay đổi. Hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam cũng không ngừng lớn mạnh cả về quy mô vốn cũng như khối lượng tài sản, đảm bảo nhiệm vụ lưu thông vốn và đóng góp ngày càng quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế chung.

Bên cạnh đó, năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cũng ngày một vững mạnh. Theo tính toán, nếu nâng hạn mức BHTG lên mức 125 triệu đồng, tương đương 2 lần GDP bình quân đầu người thì quỹ dự phòng nghiệp vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có đủ khả năng để đảm bảo chi trả tiền gửi cho 100% Quỹ tín dụng nhân dân. Đồng thời, tỷ lệ người gửi tiền được bảo hiểm toàn bộ tại Việt Nam sẽ đạt 90,94%, nằm trong khoảng khuyến nghị của IADI. Đây là mức độ bảo vệ phù hợp, khi năng lực tài chính của tổ chức BHTG có thể ứng phó khi có rủi ro, đồng thời chi trả kịp thời cho người gửi tiền nếu phát sinh nghĩa vụ chi trả.

Đặc biệt, dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nền kinh tế cũng sẽ gánh chịu áp lực lớn. Việc gia tăng hạn mức đạt thông lệ quốc tế ở thời điểm này mà không kèm theo việc tăng phí bảo hiểm tiền gửi sẽ là một nỗ lực của hệ thống ngân hàng cũng như tổ chức BHTG để nâng cao hiệu quả bảo vệ người gửi tiền, đồng thời hỗ trợ cho quá trình hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG.

 

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top