Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 6 tháng 1 năm 2021 | 16:16

Ngành Nông nghiệp về đích ấn tượng, mở ra những kỳ vọng mới

Nhìn lại năm 2020 của ngành Nông nghiệp và PTNT, nổi lên là những khó khăn với một năm nhiều “sóng gió”, đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19 tới xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.

Tuy nhiên, với những nỗ lực vượt bậc, toàn ngành đã gặt hái những “trái ngọt” với nhiều điểm sáng ấn tượng, mở ra những kỳ vọng mới trong giai đoạn tới.

 

t11a.jpg

“Bứt tốc” về đích ấn tượng

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, mặc dù trong bối cảnh nhiều khó khăn, nhưng ngành Nông nghiệp đã bứt tốc vượt qua  thách thức để thực hiện “mục tiêu kép” vừa phát triển ngành, vừa phòng, chống tốt dịch bệnh...

Trong khó khăn, nông nghiệp tiếp tục khẳng định là trụ đỡ của nền kinh tế, phấn đấu vươn lên phát triển bền vững, tham gia sâu vào hội nhập kinh tế thế giới, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia và hỗ trợ hiệu quả nhiều quốc gia. 

Sản lượng sản xuất lúa đạt 42,7 triệu tấn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, chế biến, sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu. Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 85% gạo xuất khẩu, nâng giá gạo xuất khẩu bình quân từ 440 USD/tấn (năm 2019) lên 496 USD/tấn (năm 2020).

 

bt.jpg

Về chăn nuôi, chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chăn nuôi trang trại, gia trại, tập trung theo chuỗi, hữu cơ, an toàn sinh học. Sản lượng thịt các loại đạt khoảng 5,37 triệu tấn, tăng 3,5% so với năm 2019; sữa tươi đạt trên 1,1 triệu tấn, tăng 12,9%; trứng 14,15 tỷ quả, tăng 6,6%. Đồng thời, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả công tác phòng phòng, chống dịch bệnh.

Về thủy sản, phát triển bền vững cả nuôi trồng và khai thác thủy sản. Tổng sản lượng thủy sản đạt trên 8,4 triệu tấn, tăng 3,6% so với năm 2019; trong đó khai thác trên 3,84 triệu tấn tăng 3,2%, nuôi trồng trên 4,56 triệu tấn tăng 3,9%.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tiếp tục phát triển, tăng cả về số lượng và chất lượng. Trên 62% số xã đạt chuẩn NTM (tăng 8% so với cuối năm 2019); 173 đơn vị cấp huyện thuộc 50 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 61 đơn vị cấp huyện so với cuối năm 2019) và có 03 tỉnh (Nam Định, Đồng Nai và Hưng Yên) đã được công nhận hoàn thành và 9 tỉnh, thành phố đang hoàn thiện thủ tục để được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Với những nỗ lực đó, năm 2020, toàn ngành đã đạt được những kết quả ấn tượng: Tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 2,65%; Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 41,25 tỉ USD; trên 62% số xã đạt chuẩn NTM; tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%; Thu nhập của cư dân nông thôn đạt 43 triệu đồng/người, xuất khẩu đạt trên 41,25 tỉ USD.

Dấu ấn tạo nên “thương hiệu Việt Nam”

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm 2020, triển khai kế hoạch năm 2021 của ngành Nông nghiệp và PTNT, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Năm 2020 là năm thách thức, khó khăn nhưng  với bản lĩnh, sự điều hành linh hoạt, ngành nông nghiệp đã giành được những thắng lợi toàn diện.

 

t11c.jpg

 

Theo Thủ tướng Chính phủ, Nông nghiệp Việt Nam trong khó khăn một lần nữa cho thấy vai trò sống còn trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, một lần nữa khẳng định tiếp tục làm bệ đỡ của nền kinh tế quốc dân.

Năm 2020, ngành Nông nghiệp đã thích ứng tốt với đại dịch, với thiên tai, sản xuất nông, lâm, thủy sản vẫn duy trì, phát triển, đảm bảo đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu cho tiêu dùng của gần 100 triệu dân và phục vụ xuất khẩu.

Thủ tướng đánh giá cao ngành Nông nghiệp hoàn thành 4 chỉ tiêu quan trọng: Tăng trưởng GDP toàn ngành trên 2,65%. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 41,2 tỷ USD (tăng 2,5% so với năm 2019), thặng dư thương mại toàn ngành đạt 10,4 tỷ USD, 5 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 3 tỷ USD, đặc biệt là gỗ đạt trên 12,8 tỷ USD, tôm 3,66 tỷ USD, rau quả 3,35 tỷ USD, hạt điều 3,24 tỷ USD và gạo 3,07 tỷ USD. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt 42%. Tỷ lệ xã đạt tiêu chí NTM đạt trên 62%, vượt xa mục tiêu đề ra (mục tiêu đến năm 2020 là 50%).

Theo người đứng đầu Chính phủ, nhờ thành công trong phòng chống dịch bệnh, thế giới rất ca ngợi Việt Nam, thương hiệu Việt Nam đang lên rất nhanh.

“Tôi rất ấn tượng với những thành quả của xuất khẩu gạo trong năm 2020, giá gạo Việt Nam còn cao hơn Thái Lan, vượt Ấn Độ, gạo ST 25 tiếp tục đoạt giải nhì tại cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới năm 2020. Ngành nông nghiệp và các địa phương phải tăng tốc đẩy mạnh thương hiệu loại gạo này”,  Thủ tướng nói.

Theo Thủ tướng, trong một năm bão chồng bão, lũ chồng lũ, ngành Nông nghiệp đã vô cùng nỗ lực để giảm thiệt hại về người và tài sản nhờ công tác chỉ đạo điều hành đúng và trúng.

Thủ tướng cũng rất ấn tượng với việc các doanh nghiệp tăng tốc đầu tư vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến phát triển, chỉ riêng trong năm 2020 đã có đến 17 dự án nhà máy chế biến được khởi công, đưa vào sử dụng. “Qua thực tế, các doanh nghiệp đầu tư làm nông nghiệp đều rất thành công”, Thủ tướng khẳng định.

Về kế hoạch năm 2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt nhấn mạnh đến tinh thần biến nguy thành cơ, trong khó khăn, thử thách phải biết nắm bắt các cơ hội mang lại để tiếp tục ổn định sản xuất, phấn đấu đạt được các chỉ tiêu đặt ra trong năm 2021. Trong đó, phải đạt tăng trưởng khoảng 3%; phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản khoảng 44 tỷ USD; tỷ lệ che phủ rừng ổn định mức 42% và tập trung nâng cao chất lượng rừng; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 70%; thành lập mới 2.000 HTX nông nghiệp; cả nước có gần 20.00 HTX nông nghiệp, trong đó trên 16.500 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả,...

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, trong đó ứng dụng mạnh mẽ công nghệ cao, công nghệ số, công nghệ thông tin trong toàn bộ các khâu của chuỗi giá trị, kết nối đồng bộ với các ngành, lĩnh vực khác để hình thành nền sản xuất nông nghiệp thông minh, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, giải phóng lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng. Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai để chủ động chỉ đạo sản xuất. Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; nâng cao chất lượng hiệu quả xây dựng nông thôn mới và một số nhiệm vụ quan trọng khác, quyết tâm đưa nông nghiệp Việt Nam trở thành nước sản xuất hàng hóa lớn, phát triển vững mạnh toàn diện với những bước đột phá mới.

Kỳ vọng mới

Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa có Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đến năm 2030”. Mục tiêu đặt ra là, đến năm 2030, Việt Nam là 1 trong 10 nước chế biến nông, lâm, thủy sản hàng đầu thế giới.

 

t11d.jpg

Trong Tờ trình này, Bộ NN&PTNT cũng nhấn mạnh, trong thành tựu xuất khẩu của cả nước, ngành nông nghiệp đã góp phần rất lớn, là ngành duy nhất liên tục duy trì xuất siêu. Tuy nhiên, trên thị trường thế giới, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của việt Nam vẫn chủ yếu tăng về lượng, tỷ trọng hàng hóa chế biến sâu và giá trị gia tăng chưa cao.

Do vậy, "Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đến năm 2030” là rất cần thiết trong thực tiễn, nhằm đạt được các mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu nông, lâm, thủy sản và thực phẩm với chất lượng cao trong khu vực ASEAN và trên thế giới, có vị thế vững chắc trong chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản và thực phẩm toàn cầu.

Về con số cụ thể, mục tiêu đến năm 2025, giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 50-51 tỷ USD.

Khoảng 20% sản phẩm nông, lâm, thủy sản của Việt Nam xuất khẩu được gắn thương hiệu quốc gia; 50% sản phẩm truy xuất được nguồn gốc; khoảng 50% giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản là qua chế biến và chế biến sâu.

Đến năm 2030, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 60-62 tỷ USD; khoảng 40% sản phẩm nông, lâm, thủy sản của Việt Nam xuất khẩu được gắn thương hiệu quốc gia, 70% sản phẩm truy xuất được nguồn gốc; khoảng 60% giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản là qua chế biến và chế biến sâu.

Để đạt được các mục tiêu trên, Bộ NN&PTNT nêu rõ sẽ tổ chức, sắp xếp, đổi mới những hợp tác xã (HTX) hiện có, xây dựng các HTX kiểu mới theo hướng phát triển gắn với thị trường.

Đồng thời, thúc đẩy phát triển các mô hình chuỗi giá trị nông sản thực phẩm an toàn, trong đó liên kết HTX - doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong việc sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu nông, lâm, thủy sản.

Toàn ngành Nông nghiệp cần tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng  tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa của từng vùng miền; đồng bộ hóa các giải pháp và chương trình, kế hoạch hành động phát triển nông nghiệp hiện đại, nông dân giàu có, nông thôn phồn thịnh, văn minh.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường, ngành nông nghiệp hoàn thành thắng lợi “mục tiêu kép”.

 

Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top