Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 8 tháng 9 năm 2019 | 14:53

Nghệ An ký kết ghi nhớ 11 dự án hợp tác đầu tư vào thành phố Vinh

Tại hội nghị triển khai các nội dung thực hiện Thông báo số 55 của Bộ Chính trị để phát triển thành phố Vinh diễn ra sáng 8/9, dưới sự chứng kiến của các đại biểu, lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã trao các biên bản hợp tác cho nhà đầu tư.

bna_traokyket1818603_892019.jpg
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An trao các Biên bản ghi nhớ hợp tác cho nhà đầu tư.
 
 
Chủ tịch UBND tỉnh đã trao 11 Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư được ký kết giữa UBND tỉnh với các tập đoàn, các tổng công ty về nghiên cứu lập hồ sơ đề xuất đầu tư các dự án trên các lĩnh vực phát triển đô thị, dịch vụ, thương mại, du lịch tại thành phố Vinh, các dự án gồm:
 
Dự án Khu đô thị tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An của Tập đoàn Vingroup, Công ty CP. 
 
Dự án Khu đô thị tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An của Công ty CP Tập đoàn FLC.
 
Dự án Tổ hợp thương mại, du lịch, đô thị Bến Thủy, thành phố Vinh và các dự án phát triển của Công ty CP Tập đoàn T&T.
 
Dự án Khu đô thị tại thành phố Vinh của Công ty CP Euro Window Holding.
 
Dự án Khách sạn 5 sao tại thành phố Vinh và mở đường bay Quốc tế đến thành phố Vinh của Công ty CP Du lịch và Tiếp thị GTVT Việt Nam (Vietravel).
 
Dự án Khu đô thị tại thành phố Vinh của Công ty CP Tập đoàn Tân Á Đại Thành.
 
Dự án Trung tâm thương mại tại thành phố Vinh của Công ty CP Trung tâm thương mại LOTTE Việt Nam.
 
Dự án Trung tâm thương mại tại thành phố Vinh của Công ty CP Tập đoàn Central Group Việt Nam.
 
Dự án Khu đô thị tại thành phố Vinh của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị TDH Ecoland (thành viên của Tập đoàn Ecopark).
 
Dự án Khu đô thị tại thành phố Vinh của Công ty CP ĐTPT Hạ tầng và Đô thị đường sắt.
 
Dự án Khu hỗn hợp thương mại, đô thị tại thành phố Vinh của Công ty CP Xuân Nam Việt.
 
Hà Tĩnh tự tin chinh phục mục tiêu thu ngân sách 13.200 tỷ đồng
 
Kết quả thu 8 tháng đạt 9.250 tỷ đồng (bao gồm thuế nội địa và thuế xuất nhập khẩu), Hà Tĩnh đang từng bước tiến gần hơn tới mục tiêu 13.200 tỷ đồng. Không chỉ chinh phục đỉnh cao mới trong công tác thu ngân sách, kết quả này còn đóng góp tích cực vào nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương.
 
hà-tĩnh.jpg
Hải quan Hà Tĩnh phấn đấu thu ngân sách đạt hơn 13.000 tỷ đồng

 

Năm 2019, Hà Tĩnh khởi động mùa thu ngân sách với mục tiêu 13.200 tỷ đồng ở cả 2 lĩnh vực: Thuế nội địa và thuế xuất nhập khẩu. Đây là dự toán cao nhất từ trước đến nay của địa phương; trong đó, thuế nội địa giao thu 6.300 tỷ đồng, thuế xuất nhập khẩu giao thu 6.900 tỷ đồng.
 
Ông Phan Quốc Hiền - Trưởng phòng Dự toán thu thuế (Cục Thuế Hà Tĩnh) cho biết: “Tính đến ngày 29/8, toàn tỉnh thu nội địa được hơn 4.460 tỷ đồng, đạt 70,7% kế hoạch HĐND tỉnh giao và tăng 10% so với cùng kỳ năm 2018. Có 5/15 sắc thuế thu đạt khá so với kế hoạch năm tỉnh giao là: Thuế thu nhập cá nhân, thu tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tiền thuê đất, thu khác ngân sách.
 
Theo địa bàn, có 6/15 đơn vị thu đạt cao, trong đó có huyện Nghi Xuân và Can Lộc đã về đích thu ngân sách trong 6 tháng đầu năm. Đây có lẽ là kết quả cao nhất trong nhiều năm qua của ngành thuế tỉnh nhà”.
 
Bội thu không kém so với thuế nội địa, thuế xuất nhập khẩu tính đến ngày 29/8 đã “chạm mốc” hơn 4.790 tỷ đồng, đạt 69,4% kế hoạch HĐND tỉnh giao và tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2018.
 
Trong đó, 97% số thu toàn cục đến từ Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Vũng Áng, chủ yếu là từ hoạt động nhập khẩu than, quặng sắt và các loại hợp kim của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
 
Với kết quả đạt trên 69% dự toán HĐND tỉnh ở cả 2 lĩnh vực, những người làm công tác thu ngân sách trên địa bàn Hà Tĩnh đang tự tin hoàn thành chỉ tiêu còn lại trong 4 tháng cuối năm.
 
Kết quả thu ngân sách những tháng đầu năm sẽ là tiền đề để ngành tài chính – ngân sách Hà Tĩnh chinh phục mục tiêu 13.200 tỷ đồng vào cuối năm 2019. Đây cũng là động lực để địa phương tiếp tục thực hiện nhiều mục tiêu, chỉ tiêu quan trọng trên các lĩnh vực phát triển KT - XH.
 
Quảng Bình sẽ khắc phục hậu quả mưa lũ, sớm đưa học sinh trở lại trường
 
Ngày Khai giảng năm học mới 2019-2020, hơn 90.000 học sinh Quảng Bình từ cấp học mầm non đến THPT đã không thể đến trường do mưa lũ ngập sâu và chia cắt nhiều địa bàn trong tỉnh.
 
Ngay sau khi nước rút, những ngày này, toàn ngành Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) đang tập trung nỗ lực khắc phục hậu quả lũ lụt gây ra để sớm đưa học sinh trở lại trường ổn định công tác dạy và học.
 
quảng-bình.jpg
Ngành GD&ĐT Quảng Bình sớm khắc phục hậu quả mưa lũ để đưa học sinh đến trường

 

Do ảnh hưởng của cơn bão số 5 và áp thấp nhiệt đới diễn ra từ ngày 2 đến ngày 5-9-2019, đã gây ra mưa lớn trên diện rộng, làm ngập lụt nhiều nơi. Đặc biệt, nước ở sông Gianh sáng 5-9-2019 đã lên trên mức báo động 3; trên địa bàn huyện Minh Hóa nhiều nơi bị nước lũ chia cắt, cô lập; các huyện Tuyên Hóa, thị xã Ba Đồn, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy nước ngập từ 1,5m - 3m ... gây thiệt hại lớn về cơ sở vật chất đối với ngành GD-ĐT Quảng Bình.
 
Đã có trên 380 phòng học, 15 phòng nhà nội trú bị ngập nước, hư hỏng; 2 phòng học, nhà thư viện bị tốc mái; 1 nhà bán trú học sinh bị sạt lở, hư hỏng nặng; trên 500 bộ bàn ghế bị ngập nước, hư hỏng; nhiều công trình vệ sinh học sinh, hàng rào, nhà xe, hệ thống điện nước... bị sập và hư hỏng; phần lớn sách vở, đồ dùng học tập, đồ chơi, bàn ghế của học sinh vùng ngập sâu bị ướt, hư hỏng hoàn toàn... Tổng thiệt hại ước tính khoảng 15 tỷ đồng.
 
Ngay sau mưa lũ, lãnh đạo Sở GD-ĐT đã tiến hành kiểm tra thực tế các địa phương, khu vực bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng để chỉ đạo các trường cùng với địa phương, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn phối hợp khắc phục kịp thời hậu quả do mưa lũ gây ra để sớm đưa các em học sinh trơe lại trường để học tập, bắt kịp theo tiến độ của năm học mới.
 
 
Ngọc Thủy (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
Top