Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 3 tháng 2 năm 2020 | 20:55

Người trồng thanh long điêu đứng vì dịch cúm corona

Do ảnh hưởng từ dịch cúm virus corona, hàng nghìn hộ trồng thanh long ở Long An, Tiền Giang, Bình Thuận đang điêu đứng vì giá xuống quá thấp nhưng tiêu thụ rất chậm.

nong-san-viet-un-u.jpg

 Giá thanh long thấp, bán chậm khiến người trồng điều đứng.

 

Giá giảm sâu

Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ra đang ảnh hưởng đến tiêu thụ mặt hàng thanh long ở nước ta. Giá đặt cọc trước tết Nguyên Đán Canh Tý đang từ 37.000 đồng trước tết, nay thương lái chỉ còn 5.000 đồng. Giá xuống thấp khiến người trồng thanh long ở Châu Thành (Long An), Chợ Gạo (Tiền Giang) và Bình Thuận đứng ngồi không yên.

Theo người dân trồng thanh long cho biết, từ ngày mồng 3 Tết Nguyên đán, khi thông tin về virus corona đang gây hoang mang chưa có dấu hiệu dừng lại, một số nhà kho đã ra thông báo dừng thu mua. Trong khi trước tết thương lái đặt cọc lên đến 37.000 đồng/kg loại 1, khi vừa bước sang năm mới đã được thương lái thông báo chỉ còn có thể thu mua với giá… 5.000 đồng/kg.

Ông Võ Trọng Nghĩa, nông dân trồng thanh long ở xã Đăng Hưng Phước, Chợ Gạo (Tiền Giang), cho biết, đợt này 3 công thanh long, ước đạt 4-5 tấn. Trước tết, thương lái vào đặt cọc 60 triệu đồng (tương đương 2 tấn thanh long) với giá thỏa thuận là 30.000đ/kg, khoảng rằm tháng giêng sẽ thu hoạch và trả nốt phần tiền còn lại.

Mới đây, thương lái đến xin chỉ trả thêm 20 triệu (tổng cộng 80 triệu) thay vì phải 120 triệu trở lên để mua thu hoạch thanh long với lý do thị trường Trung Quốc đang bị đóng băng bởi tác động của virus corona.

Cùng chịu cảnh tương tự, nhiều người dân trồng thanh long tại huyện Châu Thành, (Long An) dự kiến vào cuối tháng giêng sẽ thu hoạch nhưng đang lâm vào tình cảnh "tiến thoái lưỡng nan" vì các tiểu thương không mua.

Chị Lê Thị Mỹ Tuyên, xã An Lục Long, (Châu Thành, Long An) tâm sư, tôi làm nghề mua bán thanh long đã hơn 10 năm nay nhưng đây là lần đầu tiên gặp phải tình trạng này. Trước đó, chị đăng ký kho với giá 35.000 - 45.000 đồng/kg thanh long ruột đỏ loại 1, loại 2 thì hiện nay, mức giá này lao dốc chỉ còn khoảng 5.000 đồng/kg.

Theo một số người trồng thanh long, hiện chi phí đầu tư từ lúc xông đèn cho đến khi thu hoạch đối với mỗi kg thanh long ruột đỏ hơn 10.000 đồng. Nhưng giá bán hiện nay đạt khoảng 5.000 đồng 1 kg, thậm chí nhiều vườn còn không có người đến thu mua. Do vậy, người trồng đang lâm vào cảnh khó khăn. Toàn huyện Châu Thành và một số huyện lân cận của tỉnh Long An còn khoảng 30.000 tấn thanh long ruột đỏ tới đợt thu hoạch nhưng chưa được thu mua.

Theo ông Nguyễn Đức Trí, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm phát triển cây thanh Bình Thuận ước tính, hiện nay lượng trái chín đang treo trên cây của cả tỉnh, cho đến cuối tháng 2, ước đạt khoảng 90.000 đến 100.000 tấn. Đáng lo ngại là hiện phía Trung Quốc vẫn đóng cửa biên giới, không thu mua, chưa biết đến khi nào thì hết dịch.

Tìm hướng đi mới

Ông Nguyễn Quốc Trịnh, Chủ tịch Hiệp hội thanh long Long An, cho biết, trước tình hình diễn biến phức tạp, Hiệp hội thanh long tỉnh Long An đã có họp bàn lại công tác thu mua. Tại Long An, trừ một nhà kho chuyên thu mua, xuất khẩu trực tiếp sang vùng Vũ Hán, (Trung Quốc), hiện kho đã dự trữ đầy, còn lại những nhà kho trong hiệp hội đã thống nhất sẽ cố gắng tiếp tục thu mua thanh long với mức giá giảm 10.000 đồng/kg.

Còn theo ông Lê Minh Đức, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Long An, sở đã có buổi làm việc với nhiều doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu thanh long để tìm phương án ứng phó, nhằm bảo đảm đầu ra. Tình hình xuất khẩu thanh long vẫn đang chưa rõ ràng, do đó bà con nên bình tĩnh chờ các thông tin tiếp theo từ phía nhà nước, tránh để thương lái ép giá tận đáy.

Ông Đức cho biết thêm, sở cũng đang cố vận động bà con vùng chuyên canh thanh long nên tham gia vào các hợp đồng tiêu thụ ổn định, sẽ đỡ thiệt hại khi có những diễn biến thất thường. Thay vì cứ kiểu tiêu thụ nhỏ lẻ, gọi thương lái ngoài mỗi khi đến kỳ thu hoạch thì khi thị trường biến động rất dễ bị ép giá.

Còn theo ông Biện Tấn Tài, Phó giám đốc Sở Công thương Bình Thuận, giải pháp dự trữ trái trong kho lạnh là không an toàn vì vừa tăng chi phí cho doanh nghiệp vừa rủi ro khi thiếu đầu ra. Cho nên phải tạm ngừng đánh trái ra trái vụ. Đối với lượng thanh long hiện nay, các doanh nghiệp và Hiệp hội thanh long kêu gọi tiêu thụ nội địa là giải pháp cấp bách nhất lúc này. Hiệp hội thanh long Bình Thuận kiến nghị nhà nước can thiệp để các trung tâm thương mại, siêu thị nội địa cả nước bán trái thanh long cho bà con.

Cũng theo ông Biện Tấn Tài cho biết, Sở Công thương sẽ phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch cắt giảm sản xuất thanh long. Mặt khác, phải khuyến cáo bà con sản xuất theo tiêu chuẩn thanh long sạch đạt tiêu chuẩn VietGAP hay Global GAP, có xuất xứ hàng hóa để đạt tiêu chuẩn xuất đi các thị trường ngoài Trung Quốc.

Trong khi đó, ông Huỳnh Cảnh, Phó chủ tịch Hiệp thanh long Bình Thuận cho rằng, phải thay đổi phương thức sản xuất thanh long truyền thống, thay vào đó là sản xuất thanh long có xuất xứ hàng hóa, đạt tiêu chuẩn tiên tiến. Đây là vấn đề sống còn của người trồng thanh long. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kĩ thuật vào việc chế biến nước uống, sấy khô thanh long để xuất khẩu.

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top