Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 23 tháng 7 năm 2019 | 21:31

Nguy cơ 65.500ha lúa ở Trung Bộ bị hạn hán, thiếu nước

Ngày 23/7, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn các vụ hè thu, mùa năm 2019, khu vực Trung Bộ.

Theo báo cáo, tổng cộng sẽ có khoảng 65.500 ha lúa và cây hàng năm khu vực này bị hạn hán, thiếu nước.
nghean.jpg
Khoảng 2.200ha lúa Hè Thu đang trong giai đoạn chuẩn bị đẻ nhánh của nhiều huyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An bị thiếu nước nghiêm trọng, có nguy cơ chết khô. Ảnh: TTXVN

 

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khu vực Bắc Trung bộ hiện có dòng chảy sông, suối phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 35-60%, một số sông thiếu hụt trên 70%, như: sông Mã (Thanh Hóa), sông Cả (Nghệ An). Hiện tại, dung tích các hồ chứa thủy lợi trung bình đạt từ 30-60% dung tích thiết kế, ở mức thấp hơn so với một số năm gần đây, đã có 55 hồ nhỏ cạn nước.

Ở khu vực Nam Trung bộ, dòng chảy sông, suối phổ biến thiếu hụt so với trung bình nhiều năm cùng kỳ, một số sông thiếu hụt trên 70%, như: Vu Gia - Thu Bồn (Quảng Nam, Đà Nẵng), sông Ba (Phú Yên)... Mực nước một số sông đã xuống mức thấp nhất trong chuỗi số liệu quan trắc lịch sử (sông Thu Bồn, sông Trà Khúc). Hiện tại, dung tích các hồ chứa thủy lợi trung bình đạt từ 25-55% dung tích thiết kế, chỉ cao hơn năm 2016 khoảng 6%, hiện có 281/520 hồ nhỏ đã cạn nước.

Dung tích trữ hữu ích tại các hồ chứa thủy điện ở các lưu vực sông thường xuyên tham gia cấp nước cho hạ du ở mức không cao. Cụ thể, dung tích trữ hữu ích Sông Cả là 3,4% dung tích thiết kế, Thạch Hãn 8,2%, Hương 25%, Vu Gia - Thu Bồn 20%, Sông Ba - Bàn Thạch 30%, Cái Phan Rang 19%, Lũy - La Ngà 8%. Hiện các hồ đang tích cực tham gia tạo nguồn nước cho hạ du; tuy nhiên, ở lưu vực Vu Gia - Thu Bồn các hồ chứa hiện không cung cấp đủ nhu cầu dùng nước.

Ở khu vực Bắc Trung bộ, diện tích bị ảnh hưởng lúc cao nhất khoảng 21.600 ha (lúa 19.900 ha, rau màu 1.700 ha), chiếm 4,5% diện tích lúa và cây hàng năm. Tình trạng hạn hán, thiếu nước hiện tại ở mức độ nhẹ hơn so với thời gian cuối tháng 6/2019.

Khu vực Nam Trung bộ, hạn hán, thiếu nước bắt đầu ảnh hưởng từ tháng 7/2019. Tổng diện tích bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước là 16.340 ha (lúa 15.930 ha, rau màu 410 ha), chiếm 4,6% diện tích lúa và cây hàng năm.

Xâm nhập mặn đã gây ra tình trạng thiếu nước ngọt cho khoảng 5.800 ha cây trồng ở Trung bộ. Hiện có gần 114.000 hộ bị thiếu nước sinh hoạt.

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng hạn hán, thiếu nước là nền nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, kết hợp với gió phơn Tây Nam thổi mạnh nên lượng bốc hơi rất lớn, lên tới 5-7mm/ngày, tăng khoảng 20-30% so với trung bình nhiêu năm. Bên cạnh đó, lượng bốc hơi tăng dẫn đến nhu cầu nước tưới tăng, đồng thời cũng làm giảm lượng nước hồ chứa.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong trường hợp nắng nóng gay gắt tiếp tục xảy ra đến cuối mùa khô (cuối tháng 7 ở khu vực Bắc Trung bộ, cuối tháng 8 ở khu vực Nam Trung bộ), tổng cộng sẽ có khoảng 65.500 ha (lúa 55.400 ha, cây hàng năm 10.100 ha) bị hạn hán, thiếu nước. Bên cạnh đó, Trung bộ cũng sẽ có 138.800 hộ khả năng thiếu nước sinh hoạt.

Để tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường mạng quan trắc khí tượng thủy văn, đặc biệt tăng cường hệ thống đo mặn tại các tỉnh ven biển khu vực Trung bộ; rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa các lưu vực sông liên tỉnh để bảo đảm cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô.

Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các nhà máy thủy điện thực hiện việc điều tiết nước các hồ chứa thủy điện để bổ sung nước cho hạ du theo nhu cầu sản xuất nông nghiệp và dân sinh, khắc phục tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn hiện nay. 

Chú thích ảnh
Nắng hạn kéo dài nhiều ngày qua khiến nhiều nơi ở Thanh Hóa thiếu nước để phục vụ sản xuất, hơn 600 ha lúa có nguy cơ mất trắng. Ảnh: TTXVN

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ kinh phí phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn cho các địa phương theo Văn bản số 3384/BNN-TCTL ngày 16/5/2019 và tiếp tục tổng hợp nhu cầu hỗ trợ của các địa phương về giống khôi phục sản xuất và nước sinh hoạt nông thôn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực bị ảnh hưởng hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn khẩn cấp xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn từ nay đến hết mùa khô; trong đó, cụ thể phương án bảo đảm cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh và an sinh xã hội.

 

 

 

Bích Hồng
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top