Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 24 tháng 9 năm 2020 | 15:30

Nhiều tín hiệu vui, kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp sẽ đạt kỳ vọng

Những chuyển biến rõ nét về xuất khẩu nông sản trong tháng qua là những tín hiệu vui góp phần đưa mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp năm nay sẽ đạt mức kỳ vọng.

xoa-bo-ngay-94-so-dong-thue-rau-qua-vao-thi-truong-evfta-21-3005.jpg
EVFTA có hiệu lực mang đến nhiều cơ hội xuất khẩu các mặt hàng nông sản.

 

Hàng nông sản “lên đường” sang EU

Mới đây, lô hàng trái cây đầu tiên đã được xuất khẩu bằng đường tàu biển và hàng không sang thị trường EU. Tổng Giám đốc Công ty Vina T&T Nguyễn Đình Tùng – chủ lô hàng cho biết, để xuất được hàng sang EU, các sản phẩm dừa tươi, thanh long và bưởi của Công ty đều đảm bảo truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn Global GAP.

Cùng với đó, các nhà máy chế biến, đóng gói trái cây áp dụng tiêu chuẩn như ISO, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (HACCP), phát triển các sản phẩm chế biến sâu đáp ứng quy định của thị trường EU. Sau lô hàng này, sắp tới, trung bình mỗi tuần, Công ty sẽ xuất khoảng 20 tấn trái cây các loại sang thị trường EU.

Trước đó, Việt Nam đã liên tiếp đón nhận tin vui khi lần lượt các sản phẩm gạo, tôm, cà phê, chanh leo, trái cây được xuất sang châu Âu với thuế suất ưu đãi chưa từng có.

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải cho biết, dù mới đi vào thực thi EVFTA chưa đầy 2 tháng, song kim ngạch xuất khẩu nhiều loại nông sản sang EU đã tăng đột biến. Hiện, EU là thị trường xuất khẩu thứ 4 của rau, quả Việt Nam. Với nền tảng sẵn có này, cộng thêm việc miễn giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong EVFTA đang tiếp sức để giúp tăng khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam so với trái cây các nước khác như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Malaysia… Đáng chú ý, chỉ tính riêng trong tháng 8/2020, giá trị xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam sang EU đạt 14,7 triệu USD, tăng 25,2% so với tháng trước.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho hay, trái cây là nông sản chủ lực của Việt Nam, cũng là ngành hàng có tốc độ phát triển nhanh nhất. Đến nay, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 34% diện tích và 45% sản lượng trái cây toàn quốc. Việt Nam đã có trên 40 loại trái cây được xuất khẩu tới hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp thế giới.

"Ngành rau quả có thể chỉ thu về khoảng 4,5 tỷ USD trong năm 2020 trên mục tiêu xuất khẩu 5 tỷ USD đặt ra hồi đầu năm do sự sụt giảm mạnh của thị trường truyền thống Trung Quốc. Tuy nhiên, về lâu dài, kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ tăng mạnh, nhất là sau khi dịch bệnh Covid-19 lắng dịu, nhu cầu tiêu dùng tại EU tăng cao trở lại." - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên nhận định.

Gỗ sẽ về đích với kim ngạch 13 tỷ USD

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest), thị trường gỗ và sản phẩm gỗ của EU hấp thụ có thể lên tới 80-85 tỷ USD. Đây là con số rất lớn so với giá trị xuất khẩu gỗ của Việt Nam vào thị trường này.

Trong năm 2019, Việt Nam xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang EU (kể cả Anh) chỉ đạt trên 860 triệu USD, thua xa kim ngạch xuất vào một trong các thị trường Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Viforest cho rằng, EVFTA được cho là cơ hội lớn để xuất gỗ sang EU sớm chạm mốc 1 tỷ USD.

 

nganh-go-viet-nam-tim-huong-xuat-khau-moi1574911009.jpg
 Ngành gỗ có thể tăng trưởng trên 20% và cán đích 13 tỷ USD.

 

EVFTA có hiệu lực  từ 1/8/2020. Khoảng 83% dòng thuế, tương đương với 99% giá trị xuất khẩu gỗ sang EU được xóa bỏ ngay lập tức. Với 17% dòng thuế còn lại bao gồm gỗ dán, ván sợi, ván dăm… sẽ về 0% sau 5 năm tính từ khi hiệp định có hiệu lực.

Cùng với đó, khi chưa có EVFTA, máy móc,  thiết bị nhập khẩu từ EU phải chịu thuế 20-30%. Khi Hiệp định này có hiệu lực, thuế nhập khẩu nhiều loại máy móc, thiết bị từ EU đã được giảm nhiều, thậm chí có những loại được xóa bỏ thuế.

“Với thị trường EU, chúng ta không chỉ khai thác giá trị tuyệt đối của xuất khẩu mà còn thông qua thị trường này làm tín chỉ để chứng minh trình độ sản xuất của nông dân Việt Nam, hàng Việt Nam có thể đi đến bất kỳ nơi nào trên thế giới, từ đó mở rộng dung lượng thị trường”.

Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Viforest, lâm nghiệp là ngành tăng trưởng hai con số trong nhiều năm qua. Dịch COVID-19 vừa là thách thức, rủi ro, nhưng cũng là cơ hội rất lớn cho ngành lâm nghiệp tái cấu trúc lại, DN cần linh hoạt trong nắm bắt, tận dụng cơ hội, đặc biệt là từ các hiệp định thương mại như EVFTA.

Theo ông Lập, trong tháng 7, tăng trưởng xuất khẩu gỗ đạt trên 30%. Những tháng còn lại của năm 2020, ngành gỗ có thể tăng trưởng trên 20% và cán đích 13 tỷ USD.

Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, dù ảnh hưởng rất lớn do dịch COVID-19, nhưng ngành gỗ đã có sự tăng trưởng ngoạn mục, nhất là những cơ hội mới từ EVFTA.

Trong 8 tháng đầu năm 2020, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 7,8 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm gần 30% trị giá xuất khẩu của ngành nông nghiệp. “Trong tháng 8, kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt trên 1,3 tỷ USD, cao nhất trong từ trước tới nay”, ông Tuấn nói.

Theo ông Tuấn, trong 4 tháng cuối năm, theo thông lệ là những tháng có kim ngạch xuất khẩu tăng cao nhất của ngành gỗ.  “Rà lại những đơn hàng, năng lực sản xuất, nguồn cung ứng nguyên liệu hiện nay, chúng tôi tin rằng, nếu không có vấn đề đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu mỗi tháng sẽ đạt được 1,3 tỷ USD/tháng, như vậy, trong 4 tháng có thể đạt được 5,2 tỷ USD”, ông Tuấn nhận định.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng cho rằng: “Với những tín hiệu khả quan trên, chúng ta sẽ cán đích 13 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu và đạt tốc độ tăng trưởng hai con số, góp phần vào mục tiêu xuất khẩu nông sản cả năm 2020 đạt trên 41 tỷ USD”.

Có chất lượng, nông sản thắng trên mọi thị trường

Theo Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, để tận dụng các lợi thế từ thị trường EU và các thị trường trọng điểm cần tổ chức lại sản xuất theo hướng đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc là vô cùng quan trọng. Cùng những lợi thế về các hiệp định thương mại tự do, thì các sản phẩm có chất lượng, sẽ vươn tới và thắng trên mọi thị trường.

Thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục phối hợp và khuyến khích doanh nghiệp tập trung các đơn hàng cho những ngành hàng có lợi thế như rau, quả, thủy sản, nhóm sản phẩm cây công nghiệp (chè, cà phê, hạt điều). Tập trung đẩy nhanh hơn sản xuất theo chuỗi, kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, và chuẩn bị tốt kỹ năng thương mại để tận dụng các lợi thế.

Ông Cường cũng cho rằng, ngành nông nghiệp cần có giải pháp căn cơ, bền vững để đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi, liên kết chặt chẽ với nông dân, hình thành quy trình khép kín từ tổ chức nguyên liệu, chế biến, thương mại.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, EU mở cửa về thuế quan nhưng yêu cầu rất chặt chẽ về chất lượng, an toàn thực phẩm nên nông dân, DN cần tìm hiểu cặn kẽ để đáp ứng tốt. Để làm được điều này, DN cần phối hợp chặt chẽ với người nông dân để xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu thị trường.

Đại diện Hiệp hội DN châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Jacques Poulain khuyến nghị, để tận dụng cơ hội, ngành nông nghiệp Việt Nam cần nỗ lực và nhanh chóng đạt được các tiêu chuẩn của châu Âu trong bối cảnh thuốc bảo vệ thực vật vẫn được dùng rất phổ biến tại Việt Nam. Nếu giải quyết được các vấn đề sản xuất nông nghiệp sạch và bền vững, Việt Nam sẽ có tiềm năng đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vào EU thời gian tới.

 

Thanh Tâm (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top