Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 14 tháng 12 năm 2021 | 20:27

Nông sản ùn ứ tại cửa khẩu Lạng Sơn, các địa phương cần điều tiết hàng hóa

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn khuyến nghị các địa phương và doanh nghiệp điều tiết hàng hóa xuất khẩu để giảm ùn tắc, thiệt hại.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, các cơ quan quản lý cửa khẩu của cả Trung Quốc và Việt Nam đều đã phải tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Cho tới nay, nhờ nỗ lực của cả hai bên, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa về cơ bản vẫn được duy trì nhưng năng lực thông quan chưa được cải thiện nhiều do cả hai bên đều đặt ưu tiên hàng đầu cho các biện pháp chống dịch.

Chỉ tính riêng tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng tại đấy được biết, đến ngày 13/12, có hơn 4.000 xe container đang tồn ở 3 khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh và Chi Ma. Trong đó, tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh có số lượng xe tồn lớn nhất, tổng 2.474 xe tồn ở khu vực cửa khẩu và đa số đều chở nông sản.

 

cac-vung-nguyen-lieu-can-dieu-tiet-hang-hoa-len-bien-gioi-lang-son-115412_683-1.jpg
Hàng dài container chờ đợi trước khi được vào khu vực bến xe Bảo Nguyên làm thủ tục thông quan.

 

Các mặt hàng tồn chủ yếu tại cửa khẩu Tân Thanh là dưa hấu (Quảng Ngãi), thanh long (Bình Thuận), chuối xanh (Tiền Giang), mít (Đắk Lắk, Tiền Giang), xoài (Bình Định).

Trong đó, mặt hàng tồn chủ yếu tại cửa khẩu Hữu Nghị là mít, thanh long, ván bóc, kinh kiện điện tử,… còn ở khu vực cửa khẩu chính Chi Ma là tinh bột sắn (chiếm đến 70%), chè khô, hạt vừng, hạt sen, hạt bo bo, sa nhân, cây cút mây, cau khô, nhựa thông, phế liệu kén tằm,…

Trước thực trạng này, sáng 14/12, bà Đoàn Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã đến kiểm tra tình hình ùn ứ xe container tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh, cụ thể là bãi xe Bảo Nguyên. Theo bà Đoàn Thu Hà, hiện nay, lượng xe chở nông sản từ các địa phương phía Nam đang tập trung về Lạng Sơn với số lượng lớn, phần vì vào mùa thu hoạch, phần vì nhu cầu tiêu thụ cho Tết Nguyên đán của Trung Quốc tăng cao.

Theo lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn, nguyên nhân ùn tắc là do nhiều ngày nay, cơ quan chức năng Trung Quốc đã phong tỏa cặp cửa khẩu Ái Điểm - Chi Ma để phòng chống dịch Covid-19.

Cùng với đó, cơ quan chức năng nước bạn cũng siết chặt quy trình xuất, nhập khẩu hàng hóa để phòng chống dịch bệnh Covid-19 nên lưu lượng xuất, nhập khẩu tại các cửa khẩu Tân Thanh và Hữu Nghị giảm đáng kể.

Trong khi kiểm tra tại bãi xe Bảo Nguyên, bà Đoàn Thu Hà khuyến nghị: "Các địa phương vùng nguyên liệu, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp cần chủ động trao đổi thông tin với các cơ quan chuyên môn của Lạng Sơn để cập nhật tình hình XNK tại biên giới. Từ đó điều tiết được lượng hạng xuất khẩu từ sớm, từ xa, tránh tình trạng đưa hàng lên cửa khẩu rồi ùn tắc nhiều ngày".

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, bên cạnh xuất khẩu, các địa phương có thể chuyển sang đẩy mạnh chế biến hoặc tiêu thụ trong nước để giảm rủi ro hư hỏng nông sản hoặc gia tăng chi phí trong giai đoạn cửa khẩu đang ùn ứ hiện nay.

Hiện nay, năng lực thông quan ở các cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh vào khoảng 150-200 xe/ngày, trong khi đó tại Chi Ma chỉ vào khoảng 35-40 xe/ngày.

Do đó, Sở Công Thương tỉnh thường xuyên cập nhập thông tin và trao đổi với các doanh nghiệp, các đơn vị liên quan cân nhắc xem xét, bố trí thời gian hợp lý để đưa hàng hoá đến các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn để xuất khẩu.

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top