Mạnh dạn đổi mới tư duy, áp dụng KHKT, đặc biệt là nhờ áp dụng công nghệ năng lượng mặt trời vào sản xuất, nghề nước mắm truyền thống ở Hà Tĩnh đã có sự phát triển rõ nét, khẳng định thương hiệu và được nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.
Nước mắm Lạch Kèn sau khi được tham gia vào OCOP, có thể truy xuất nguồn gốc xuất xứ qua mã QR, được người dân trong và ngoài tỉnh Hà Tĩnh tin dùng, được lãnh đạo tỉnh đánh giá cao.
Trong ảnh: Ông Lê Đình Sơn (ngoài cùng bên phải), Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh tham quan gian hàng nước mắm Lạch Kèn.
Sản xuất bằng công nghệ năng lượng mặt trời
HTX chế biến thủy sản Phú Khương (thôn Xuân Phú, xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh) gồm 8 thành viên. Sau gần 7 năm hình thành và phát triển, thương hiệu nước mắm Phú Khương đã được khẳng định. Có được thành công này là nhờ sự mạnh dạn của HTX khi áp dụng công nghệ khoa học mới vào quá trình sản xuất.
Từ năm 2017 đến nay, được sự hỗ trợ của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, HTX Phú Khương đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng 30 bệ nước mắm bằng tấm năng lượng mặt trời tự đảo, xây dựng thương hiệu, nhãn mác để người tiêu dùng nhận diện. Từ đây, việc tìm kiếm thị trường của HTX bước sang trang mới, không chỉ cung cấp cho Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội, nước mắm Phú Khương còn “theo chân” các hội chợ để quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường.
Quy trình sản xuất nước mắm bằng công nghệ năng lượng mặt trời về cơ bản giống như quy trình làm nước mắm truyền thống. Khác là ở chỗ quá trình đảo, rang phơi được thực hiện bằng nguồn nhiệt thu được từ các tấm pin năng lượng mặt trời. Nhờ vậy, quá trình sản xuất rút ngắn được một nửa thời gian. Bên cạnh đó, với tấm thu năng lượng mặt trời, công đoạn sản xuất sẽ bỏ qua việc mở nắp thùng ủ nên không bay hơi, chất lượng nước mắm vì vậy sẽ ngon hơn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chị Lê Thị Khương, Giám đốc HTX Phú Khương, cho biết: Dù sản xuất theo công nghệ mới, HTX vẫn giữ được bí quyết riêng để đảm bảo thương hiệu nước mắm Phú Khương. Theo đó, HTX tuân thủ nghiêm ngặt quá trình tuyển chọn nguyên liệu đầu vào, bao gồm: Cá phải là loại tươi ngon, muối được cất trữ trên 2 năm. Để tăng thêm vị thơm ngon, bí quyết của HTX là sử dụng thính gạo rang vàng.
“Theo khoa học thì không cần sử dụng thính gạo nhưng với người sản xuất nước mắm lâu đời ở Kỳ Xuân thì thính gạo là nguyên liệu đặc biệt không thể thiếu. Đây cũng là nét riêng biệt làm nên vị thơm ngon đặc trưng, khiến nước mắm Phú Khương khác các loại nước mắm khác trên thị trường”, Giám đốc HTX Lê Thị Khương chia sẻ.
Dự kiến, sản lượng thu mua, chế biến năm 2019 của HTX là trên 300 tấn thủy sản mỗi năm, nâng quy mô lên 100.000 lít nước mắm các loại. Từ khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), ngoài chất lượng không ngừng được cải tiến bằng công nghệ muối hiện đại thì mẫu mã cũng được nâng cấp để thu hút nhiều người tiêu dùng hơn. Mục tiêu của HTX Phú Khương là trở thành đầu mối đưa nghề sản xuất nước mắm truyền thống của vùng ngày càng phát triển, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.
Từng bước khẳng định thương hiệu
Nhận thấy tiềm năng nguyên liệu sẵn có của vùng biển quê nhà, những năm gần đây, anh Ngô Trung Trực, Giám đốc HTX Thiên Phú (xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân) đã động viên, tập hợp các hộ dân chế biến nước mắm ở địa phương đưa về cơ sở của mình, rồi cho ra đời sản phẩm nước mắm mang tên Lạch Kèn.
Anh Trực cho biết: Nước mắm Lạch Kèn với 2 nguyên liệu chính là cá trích và cá cơm được thu mua từ các hộ đánh bắt gần bờ ở địa phương, được muối với muối sạch Hộ Độ. Việc HTX đưa công nghệ năng lượng mặt trời vào sản xuất nước mắm đã khẳng định được vai trò của khoa học, công nghệ giúp giảm được thời gian nhưng sản phẩm vẫn đảm bảo chất lượng, thơm ngon. Tham gia OCOP là cơ hội để nước mắm Lạch Kèn cùng với sản phẩm các địa phương khác làm nên những thương hiệu mới, niềm tự hào của các vùng quê Hà Tĩnh.
Không chỉ nước mắm Phú Khương, Lạch Kèn mà hiện nay nhiều cơ sở nước mắm của Hà Tĩnh đã khẳng định được thương hiệu thông qua OCOP, như: nước mắm Hoa Khôi (thôn Đại Hải, xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà), nước mắm Thu Hùng (xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên), nước mắm Luận Nghiệp (xã Kỳ Ninh, TX. Kỳ Anh), nước mắm Đỉnh Miện (xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh)…
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…