Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 30 tháng 8 năm 2019 | 12:48

Sa nhân - cây xóa đói, giảm nghèo ở vùng cao Điện Biên

Hơn 20 năm trước, cây sa nhân bén rễ ở xã Tỏa Tình (huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên), tập trung ở bản Lồng - một trong 7 bản nằm trên đèo Pha Đin.

tr26.jpg

Quả sa nhân tươi sau khi thu hoạch.

Tỏa Tình hiện có hơn 120ha sa nhân (năng suất khoảng 12 tạ/ha), là địa phương có diện tích trồng sa nhân lớn nhất tỉnh Điện Biên.

Với đặc tính dễ trồng, dễ chăm sóc, chịu được nhiệt độ lạnh, phù hợp với thổ nhưỡng vùng núi cao, quả lại có giá trị, đầu ra ổn định, thời gian gần đây, sa nhân trở thành một trong những loại cây xóa đói, giảm nghèo, là hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong phát triển nông nghiệp ở xã vùng cao Tỏa Tình.

 

tr26a.jpg
Quả sa nhân dùng làm thuốc và gia vị.

Sa nhân thuộc loại cây thân thảo, rất giống như cây riềng, lá mọc so le có bẹ dài, phiến lá hình bầu dục, mặt lá xanh thẫm, nhẵn. Thân cây cao từ 1,5m đến hơn 2m; nơi khí hậu thuận lợi, thổ nhưỡng tốt, cây vươn cao hơn 3m. Rễ cây là bộ phận phát triển nhất, to gần bằng ngón tay, nằm dưới lớp đất mỏng rồi đội đất mọc thành chồi non, phát triển thành cây con. Khoảng sau 3 năm phát triển thành cây trưởng thành thì cho thu hoạch quả. Sa nhân có dược tính cao, được dùng trong y học.

 

tr26b.jpg
Cây sa nhân dễ trồng, dễ chăm sóc, giá bán cao, đầu ra ổn định.

 

Hiện nay, sa nhân có giá bán tại chỗ từ 85.000 đến 90.000 đồng/kg quả tươi, 470.000 đến 500.000 đồng/kg quả khô. 

 

tr26c.jpg
Người dân thu hoạch quả sa nhân.

 

Ông Sùng A Chu, Phó chủ tịch UBND xã Tỏa Tỉnh, cho biết, việc lựa chọn một số loại sản phẩm có lợi thế địa phương theo tiêu chí OCOP trong Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Điện Biên giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030, Tỏa Tình đăng ký 3 loại sản phẩm, trong đó, có sa nhân xanh (lựa chọn tại 5 hộ ở bản Lồng). Đây vừa là thách thức cũng là cơ hội để sa nhân bản Lồng nói riêng, của xã Tỏa Tình nói chung khẳng định chất lượng, thương hiệu trên thị trường và vươn xa ngoài tỉnh.

 

tr26d.jpg
Người dân phát quang, làm cỏ trên diện tích trồng sa nhân.
tr26e.jpg
Quả sa nhân mọc ngay dưới gốc cây, dễ thu hoạch.

 

Trồng cây sa nhân đang là hướng đi mới trong phát triển nông nghiệp của nông dân vùng cao trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

 

 

Phan Tuấn Anh
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top