Sáng 26/7, Tọa đàm “Nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản” đã được khai mạc tại TP. HCM.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, hiện nay, nông sản Việt Nam đã có mặt tại trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều sản phẩm xuất khẩu trên 1 tỷ USD, như: cà phê, gạo, rau quả, tôm, cá tra… Xuất khẩu không những kích thích tăng trưởng kinh tế, gia tăng thu nhập quốc dân mà còn giúp giải quyết công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động trong nước.
Bên cạnh kết quả đạt được nêu trên, mặt hàng nông, thuỷ sản Việt Nam đang còn tồn tại một số vấn đề như chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô, xuất khẩu tiểu ngạch còn nhiều; kim ngạch xuất khẩu vào thị trường cao cấp còn ít; quy trình nuôi trồng, thu hoạch chưa đạt chuẩn, chế biến còn hạn chế… Cùng với đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và xung đột vũ trang Nga – Ukraine, chi phí dịch vụ, vận tải logistics tăng cao dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp, hạn chế năng lực cạnh tranh để xuất khẩu hàng hóa…
Đánh giá về tình hình xuất khẩu, ông Đinh Viết Tú, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chế biến và phát triển nông sản vùng I (Bộ NN-PTNT) cho biết, dù chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, xung đột chính trị, song 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt gần 28 tỷ USD, tăng gần 14% so với cùng kỳ 2021.
Theo ông Tú, đây là tín hiệu tích cực, khẳng định vị thế của nông lâm thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế. Đặc biệt, sau khi nước ta đã ký kết 15 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với hầu hết các khu vực kinh tế phát triển. Đây là cơ hội để Việt Nam mở rộng phát triển thị trường, khẳng định vị thế, tiềm năng, thế mạnh ngành hàng nông lâm thủy sản.
Thống kê của Tổng cục Hải quan, hiện nông, lâm, thủy sản Việt Nam đã có mặt tại trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều sản phẩm xuất khẩu trên 1 tỉ USD, như: cà phê, gạo, rau quả, tôm, cá tra…
Để tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do, Bà Bùi Hoàng Yến, Tổ phó Tổ Công tác phía Nam, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công thương cho cho rằng, các doanh nghiệp đặc biệt lưu ý các giải pháp để tận dụng lợi thế các EVFTA mang lại. Cần chủ động tìm hiểu thông tin để nắm vững cam kết của EU, thông tin về ưu đãi thuế quan.
Theo bà Yến, doanh nghiệp phải xác định quy mô sản xuất theo từng ngành hàng, đưa cơ giới hóa vào sản xuất cũng như đảm bảo chất lượng đồng đều. Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo chuỗi giá trị, từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang sản phẩm chế biến.
Từ sản phẩm chế biến đơn giản sang chế biến sâu, từ sản phẩm giá trị gia tăng thấp sang sản phẩm giá trị gia tăng cao. Bên cạnh đó, đầu tư đổi mới và nâng cao chất lượng máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất, quy trình sản xuất, phương thức quản trị doanh nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực.
Trong thời gian tới, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, ông Tú khuyến nghị, doanh nghiệp nên tập trung ưu tiên chú trọng xây dựng phát triển thương hiệu, tránh tình trạng bị gian lận thương mại. Chú trọng tập trung sản xuất sản phẩm có chất lượng, bởi đây là vấn đề cốt lõi.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước, cần nghiên cứu tập trung xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất và chế biến nông, lâm, thủy sản.
Về phía địa phương, đào nguồn nhân lực chất lượng cao trong việc tổ chức quản lý điều hành sản xuất. Phát triển logictis để giảm bớt khó khăn, thách thức trong vấn đề vận tải. Ngoài vấn đề hỗ trợ trong nước, các đơn vị cần tham mưu cho tỉnh có cơ chế chính sách thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư để mở rộng vùng sản xuất.
Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định thương mại tự do, vì vậy, muốn cạnh tranh chất lượng với các nước có sản phẩm như Việt Nam phải nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.