Khu trồng dưa lưới 4.0 của Công ty Delco Fam, Bắc Ninh, có diện tích 7.300 m2, đạt chuẩn GlobalGAP tháng 2/2019.
Bà Lê Thị Hường, kỹ thuật viên khu dưa lưới, Công ty Delco, xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), cho biết, hiện, dưa lưới đạt chuẩn GlobalGAP của Công ty, vừa xong giai đoạn thụ phấn, dự kiến, thu hoạch vào tháng 5/2019, thời gian sinh trưởng 90 ngày.
Chăm sóc dưa lưới đã leo dàn
Theo đó, khu trồng dưa lưới nằm hoàn toàn trong 4 nhà màng, có 7 công nhân thay nhau chăm sóc; quả khi chín cân nặng 1,3 – 2.0 kg; về chất lượng, có thể so sánh với các loại dưa nhập khẩu cao cấp có trên thị trường hiện nay.
Song, điều đáng nói ở đây là, việc sản xuất dưa lưới Glo- ban Gap của Delco, hoàn toàn bằng công nghệ trong nước. Có theo dõi truy xuất nguồn gốc bằng số hoá; từ giai đoạn gieo hạt đến khi thu hoạch, không có sự can thiệp của con người, tất cả được ứng dụng kết nối Iot. Sản lượng mỗi nhà dưa đạt 3,5 – 4 tấn.
Dưa lưới đến kỳ thu hoạch
Theo đó, quả dưa được chăm sóc kỹ lưỡng như trẻ sơ sinh, tất cả đều bằng thủ công, nhất là khâu phát hiện sâu sớm, nếu có dấu hiệu phải chấm thuốc vào chỗ đau ngay.
Đặc biệt, khi dưa bắt đầu giai đoạn hình thành lưới, sẽ được công nhân matxa 2- 3 lần, từ khi tạo vân đến khi thu hoạch, để có “lưới dưa” đều và đẹp. Trước khi thu hoạch, dừng tưới dinh dưỡng 3 -5 ngày, để quả hấp thụ toàn bộ dinh dưỡng còn lại trên cây.
Việc thu hoạch dưa cũng phải tuân thủ theo quy định, nghĩa là vào các buổi sáng sớm, trước khi trời nắng lên, và đưa vào kho lạnh ngay, để dinh dưỡng trong quả dưa hồi phục, tăng độ ngọt và an toàn hơn.
Hiện, dưa lưới của Delco được tiêu thụ qua hệ thống khách hàng của nông trại, bán online, và các đại lý ở Hà Nội, giá bình quân 150.000 đồng/kg.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…