Với Xuân Cảnh (TX. Sông Cầu - Phú Yên), từ Xuân Kỷ Hợi 2019, sẽ có cơ hội mở ra chân trời mới về phát triển du lịch bên cửa Bắc đầm Cù Mông.
Bình minh nơi chân trời ấy xưa nay vẫn là Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa. Hơn nữa là sự quyết tâm xây dựng quê hương của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Xuân Cảnh.
Sự trỗi dậy của một vùng đất
Xuân Cảnh nằm hai bên cầu Vĩnh Cửu, được xây dựng từ năm 2013, nối đôi bờ là sự giao lưu thương mại của 2 thôn Hòa Hội và Hòa Mỹ giáp Quốc lộ 1, sự háo hức trong nuôi trồng thủy sản của 2 thôn Hòa Thạnh và Hòa Lợi. Vùng đất này chưa đầy 3.000 hộ dân nhưng có trên 270 chiếc tàu thuyền lớn nhỏ, đánh bắt gần 500 tấn hải sản/năm.
Thế mạnh của ngư nghiệp Xuân Cảnh còn là nuôi trồng thủy sản, với 120ha ao, đìa luân phiên đưa vào sử dụng, sản lượng hàng năm thu hoạch trên dưới 600 tấn. Đặc biệt, nơi đây là xứ sở của tôm hùm, cá ngựa, của làng nghề đan bóng Mò O, của những bãi cát trắng mịn bên bờ biển Đông nhấp nhô sóng trải.
Vùng đất bên cửa Bắc đầm Cù Mông, có núi Mò O trải dài ngăn cách giữa biển Đông với đầm Cù Mông, tựa như thần núi án ngữ mọi phong ba, bão táp. Với thiên thời, địa lợi ấy, cách đây gần 2 thế kỷ, vua Gia Long thất thế đưa quân về chốt tại thôn Hòa Lợi – Hòn Nần để bảo tồn và củng cố lực lượng. Ông đã cho xây dựng miếu Công Thần tại thôn Hòa Lợi, để tưởng niệm 500 linh hồn binh sỹ đã yên nghỉ nơi đây.
Ngày nay, vùng đất này giữ vững và tiếp tục duy trì xã đạt chuẩn nông thôn mới để đón những mùa xuân tươi đẹp hơn, với mức thu nhập bình quân phấn đấu vượt ngưỡng 60 triệu đồng/người/năm.
Về nhiệm vụ, giải pháp cụ thể của 2019, xã đặc biệt chú ý phát triển du lịch: Vừa tiếp tục mời gọi các nhà đầu tư, vừa quan tâm đến bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.
Vì thế, miếu Công Thần - Hòn Nần đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận di tích lịch sử văn hóa. Hàng năm, xã đều tổ chức lễ cầu siêu vào ngày 3 tháng 3 âm lịch.
Đồng thuận phát triển du lịch
Hai thôn Hòa Thạnh và Hòa Lợi như cánh tay vươn dài từ dãy núi Mò O đến mũi cửa Bắc đầm Cù Mông, tạo ra một vệt sáng cho sự phát triển du lịch bên bờ biển Đông. Đứng chân nơi đây có khu du lịch sinh thái đẳng cấp Bãi Tràm được đầu tư xây dựng đi vào khai thác giai đoạn 1 từ những năm 2010. Với giai đoạn 2 hiện nay, nhà đầu tư tiếp tục hoàn thành 73 vila phục vụ du khách trong và ngoài nước.
Chiếc cầu Vĩnh Cửu bắc qua đầm Cù Mông, con đường bê tông ven núi Mò O là những tuyến giao thông huyết mạch nối Quốc lộ 1A đưa du khách đến với Bãi Tràm, đưa nhà đầu tư đến với bãi biển hoang sơ này. Đã có nhiều nhà đầu tư lui tới, với bao sự trăn trở của chính quyền địa phương cho dự án phát triển du lịch bên bờ biển Hòa Thạnh, Hòa Lợi trải dài trên 1,5km.
Đảng ủy xã Xuân Cảnh chủ trương lấy dân làm gốc, thế là mọi việc về đất đai, xây dựng khu dân cư đô thị gắn phát triển kinh tế - xã hội đều được đưa ra bàn bạc, nhân dân đồng tình ủng hộ. Chủ tịch UBND xã Xuân Cảnh, ông Lê Văn Cảnh, phấn khởi cho biết, đã có hai nhà đầu tư vào vòng chung kết thực hiện dự án du lịch resort nơi đây. Ông nhấn mạnh: Tất cả cần và đủ để thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, về tiêu chuẩn đô thị loại 4, tạo tiền đề cho Xuân Cảnh phấn đấu đạt đô thị loại 4 vào năm 2020.
Còn Bí thư Đảng ủy xã Xuân Cảnh, ông Võ Quyết Thắng, với hơn 34 năm công tác và cống hiến công sức cho phát triển kinh tế - xã hội, du lịch hiện nay, vẫn day dứt một điều: Làm sao có được nguồn nước sạch phục vụ cho hơn 9.000 hộ dân của Xuân Cảnh, Xuân Hòa khi sáp nhập và trở thành phường của TX. Sông Cầu vào năm 2020. “Điều này là công việc của đội ngũ cán bộ trẻ, đầy tâm huyết thực hiện”, Bí thư Thắng nhấn mạnh.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.