6 tháng đầu năm 2019, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đã có bước đột phá và phát triển toàn diện, nhiều chỉ tiêu đạt trên hoặc bằng 50% kế hoạch năm.
Thông tin trên được UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết tại cuộc họp báo thường kỳ quý II năm 2019.
Theo đó, so với cùng kỳ năm trước, tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2019 của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 22,18%. Đây là mức tăng cao nhất từ trước đến nay và cao nhất trong các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương.
Cơ cấu các ngành kinh tế của Thanh Hóa có bước đột phá, chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản giảm 2,6%. Công nghiệp - xây dựng tăng 2,47%. Dịch vụ giảm 4,67%. Thuế sản phẩm tăng 4,8%.
Hoạt động đối ngoại, đầu tư, thành lập doanh nghiệp tiếp tục được tỉnh Thanh Hóa chú trọng. Thu hút đầu tư trực tiếp đạt kết quả tích cực. Thanh Hóa đã chấp thuận chủ trương cho 110 dự án đầu tư trực tiếp (trong đó có 5 dự án FDI), với vốn đầu tư đăng ký các dự án FDI, tăng 49,8%, đạt 13.774 tỷ đồng, dự án FDI gấp 3,1 lần, đạt 44,3 triệu USD. Thêm vào đó, toàn tỉnh Thanh Hóa đã thành lập mới được 1.290 doanh nghiệp, tăng 5,1%, đạt 43% kế hoạch, xếp thứ 7 cả nước.
Huy động vốn đầu tư phát triển tên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ước đạt 53.323,3 tỷ đồng, tăng 14,4% so với cùng kỳ, bằng 47% kế hoạch. Ngoài ra, kết quả thực hiện Kế hoạch đầu tư công năm 2019 khá tích cực. Giá trị khối lượng thực hiện các chương trình, dự án đầu tư công do tỉnh quản lý ước đạt 3.653,5 tỷ đồng, bằng 47,3% kế hoạch. Giải ngân đạt 4.242,2 tỷ đồng, bằng 55% kế hoạch, đứng thứ 4 trong 63 tỉnh, thành. Thu ngân sách nhà nước ước đạt 13.786,4 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay.
Hoạt động văn hóa – xã hội nổi bật với nhiều sự kiện quan trọng diễn ra. Đặc biệt, các hoạt động văn hóa kỷ niệm 990 năm Thanh Hóa đã để lại nhiều ấn tượng với các địa phương khác trong nước và quốc tế, được dư luận đánh giá cao. Giáo dục mũi nhọn đạt kết quả cao, duy trì tốp đầu cả nước. Lĩnh vực tạo việc làm mới cho lao động trên địa bàn tăng 45% so với cùng kỳ. Các chính sách an sinh xã hội được tỉnh Thanh Hóa thực hiện đầy đủ, kịp thời.
Công tác cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy được Thanh Hóa triển khai tích cực. UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Nếu được Quốc hội thông qua, tổng số xã, phường, thị trấn toàn tỉnh Thanh Hóa giảm còn 559 đơn vị.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được giữ vững. Đáng chú ý, Công an tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện thành công nhiều chuyên án lớn, triệt xóa một số tổ chức “tín dụng đen” núp bóng doanh nghiệp, hoạt động với quy mô liên tỉnh và đường dây đánh bạc “nghìn tỷ” trên mạng internet….
Tin rằng, những thành quả trên sẽ là nền tảng để tỉnh Thanh Hóa thực hiện thành công và vượt mức Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…