Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 4 tháng 1 năm 2022 | 21:37

Thay đổi phương pháp canh tác để nâng cao giá trị trái cam

Quỳ Hợp và Vũ Quang là hai “vựa cam” lớn của Nghệ An và Hà Tĩnh, tuy nhiên, việc tiêu thụ cam ở hai địa phương này lại khác nhau, nơi thì được mùa tiêu thụ hết, nơi thì mất giá vắng người mua. Lý do nằm ở phương pháp canh tác.

Cam Vũ Quang được mùa tiêu thụ được
 
Năm 2021, toàn huyện Vũ Quang (hà Tĩnh) có gần 2.600 ha cam, trong đó gần 2.000ha cho thu hoạch, nhờ chăm sóc theo đúng kỹ thuật lại được “thiên thời” nên cam cho năng suất cao. Ước tính, sản lượng cam của toàn huyện đạt khoảng 30 nghìn tấn (tăng hơn 10 nghìn tấn so với năm 2020). Đây cũng là vụ cam được mùa nhất từ trước đến nay.
 
149d0082053t97114l0.jpg
Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật nên cam Vũ Quang cho mẫu mã đẹp, chất lượng tốt (ảnh báo HT)
 
Nhiều người dân chia sẻ, do đã biết ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào công đoạn chăm sóc cam, đồng thời, lại được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP nên cam năm nay có chất lượng cao hơn mọi năm trước.
 
Nhưng vụ thu hoạch cam lại đúng vào thời điểm dịch bệnh Covid-19, nên nông dân không khỏi lo lắng đến vấn đề tiêu thụ.
 
Nhận định vụ cam năm nay bước vào thu hoạch chính vụ sẽ gặp nhiều khó khăn về đầu ra do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên trước khi bước vào mùa thu hoạch, ngành chức năng và người trồng cam Vũ Quang đã linh hoạt kết nối thị trường; phối hợp với Sở Công thương tổ chức nhiều hoạt động như: tổ chức tập huấn, quảng bá và kết nối xây dựng gian hàng cam Vũ Quang trên các sàn thương mại điện tử; đưa các doanh nghiệp đi khảo sát trực tiếp các vườn cam trên địa bàn để kiểm tra tiêu chuẩn, kết nối vào hệ thống siêu thị trong cả nước. 
149d0082108t55694l0.jpg
Tính đến hết ngày 31/12/2021, toàn huyện Vũ Quang đã tiêu thụ được hơn 27 nghìn tấn cam.

 

Vì thế ngoài việc tiêu thụ trong các siêu thị trên toàn quốc với số lương tương đối lớn, còn có thương lái ở các địa phương đến tận vườn để thu mua cam cho bà con.
 
Theo Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang Nguyễn Trường Thọ: “Tính đến hết ngày 31/12/2021, toàn huyện đã tiêu thụ được hơn 27 nghìn tấn cam (đạt trên 90% sản lượng), với giá bán bình quân 22 nghìn đồng/kg, thu về gần 600 tỷ đồng”.
 
Cam Vinh mất giá, vắng người mua
 
Khác với người trồng cam ở Vũ Quang, không những bán được mà thương lái đến tận vườn để thu mua, thủ phủ cam Vinh ở huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) lại vắng bóng người mua và mất giá chỉ trước đó một thời gian ngắn.
 
Chị Trương Thị Vân, xã Tam Hợp,  cho biết gia đình có 1ha cam với khoảng 600 gốc. Đây là giống cam chín sớm chủ yếu dùng vắt nước uống phục vụ trong các nhà hàng.
 
ttxnvcam_vinh3_1.jpg
Chị Trương Thị Vân, xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) có khoảng 1ha cam Mát dù đã đến vụ thu hoạch nhưng vẫn không có thương lái đến thu mua. (Ảnh: Văn Tý/TTXVN)

 

Những năm trước, thời điểm này, gia đình chị đã bán được gần nửa vườn giá cũng giao động từ 12.000 - 15.000 đồng/kg nhưng năm nay không thấy thương lái đi thu mua dù giá bán đã xuống thấp.
 
Theo chị Nguyễn Thị Dung, xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp, giá cam từ 3.000-5.000 đồng/kg là loạt cam Mát hoặc cam Xã Đoài, Vân Du chín bói đầu vụ chất lượng cũng như mẫu mã kém được các nhà vườn thu hoạch sớm. Mọi năm, những loại cam này có giá dao động từ 12.000-20.000 đồng/kg thì năm nay giá chỉ khoảng 5.000 đồng/kg nhưng cũng không có thương lái thu mua.
 
Dù chỉ có khoảng 1,5ha cam Vân Du, chưa đến thời vụ thu hoạch nhưng gia đình vẫn rất lo lắng vì như những năm trước, những quả xấu sẽ được thu hái để bán trước nhưng năm nay vẫn chưa thấy thường lái vào hỏi mua. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên các đại lý tiêu thụ ở thành phố Vinh, Hà Nội, Đà Nẵng... không đặt hàng.
 
Thay đổi phương pháp canh tác để nâng cao giá trị trái cam
 
Ngày nay, nhu cầu sử dụng trái cây nói chung và các loại cây có múi nói riêng được người tiêu dùng lựa chọn phải là những trái cây được trồng theo phương pháp hữu cơ nên đất không bị thoái hóa, không có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.
 
Do đó người trồng cam phải ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc và trồng theo phương pháp VietGAP thì mới có thể chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.
 
Có thể thấy nhờ ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào công đoạn chăm sóc cam, đồng thời lại được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và lại được “thiên thời” nên cam ở Vũ Quang đã cho năng suất cao, tiêu thụ đến 90% sản lượng quả của vụ cam năm 2021.
 
Nhưng ở Quỳ Hợp cam ở đây thất thu trong những năm qua là nhiều vườn cam bị nhiễm bệnh, cây còi cọc, quả rụng non hàng loạt… nhiều diện tích cam buộc phải chặt bỏ.
 
Theo bà Đinh Thị Kim Châu, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp, cho biết Minh Hợp là một trong những vùng cam chủ lực của huyện Quỳ Hợp, là cái nôi của cam Vinh nhưng trong những năm gần đây chất lượng quả đang dần đi xuống. Nhiều diện tích cam của bà con buộc phải chặt bỏ vì sâu bệnh, thoái hóa. Cụ thể, từ 1.700ha năm 2018 đến nay toàn xã chỉ còn 700ha. Cây cam không còn là cây làm giàu của nhiều gia đình nữa.
 
Ông Nguyễn Duy Hưng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Quỳ Hợp, cho biết huyện có hơn 1.500ha cam, là vùng cam chính của tỉnh Nghệ An. Những năm qua, do nhiều nguyên nhân như giống chất lượng kém, cây lâu năm bị thoái hóa, đặc biệt là việc xuất hiện bệnh Greening hiện chưa có thuốc đặc trị khiến nhiều diện tích cam của bà con buộc phải chặt bỏ.
 
Việc mở rộng chỉ dẫn địa lý đã mang lại lợi thế về quy mô sản lượng, giá trị kinh tế cho người trồng cam nhưng việc quản lý chất lượng cam đã nảy sinh nhiều vấn đề. Với lối canh tác chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, nguồn giống không đảm bảo đã khiến chất lượng cam không được đảm bảo theo tiêu chuẩn ban đầu. Vì thế, thời gian vừa qua cam Vinh bị mất giá liên tục.
 
Do đó, muốn trái cam có chỗ đứng trên thị trường và chiếm được sự tin tưởng của người tiêu dùng, nhất thiết phải thay đổi phương pháp trồng trọt, đó là ứng dụng khoa học kỹ thuật vào việc trồng trọt cam, trồng theo tiêu chuẩn VietGAP để đất đai không bị bạc màu, trái cam được nâng cao chất lượng.
 
 
 
 
Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top