Ngày 22/9, Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM Hà Nội đã kết hợp với thị xã Sơn Tây, tổ chức hội nghị đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP năm 2020.
Năm 2019, thị xã Sơn Tây đã có 5 sản phẩm đạt OCOP 3 sao: Kẹo dồi, kẹo lạc, chả cá, gà Mía Sơn Tây, giò lợn Phùng Thị Quế.
Các chủ thể và Hội đồng Giám khảo tham gia bình chọn sản phẩm OCOP 2020
Từ thắng lợi trên, năm 2020, thị xã tiếp tục triển khai 35 sản phẩm, và đã có 29 sản phẩm đủ điều kiện tham gia, đánh giá sản phẩm OCOP năm 2020. Bao gồm các sản phẩm chế biến từ rau, củ quả, hạt; đồ thủ công mỹ nghệ gia dụng (thớt sạch đa năng), đèn bán nguyệt, cổng làng Mông phụ.
Nhóm rau củ quả được xem là phong phú nhất với 17 sản phẩm: cải canh, rau muống, mồng tơi; bầu bí, mướp hương, đậu cô ve. Đồ ăn nhanh có kẹo dồi, kẹo gạo lứt, kẹo vừng trắng, vừng đen; viên khoai thực dưỡng; mật ong Đông trùng hạ thảo; giò bò…
Đặc biệt, sản phẩm thớt sạch đa năng của Cơ sở Tranh kính Sơn Hà, làm từ kính vụn, được nhiều người quan tâm và khen ngợi, bởi tính năng đa tiện ích của nó. Ví như, có thể vừa để chặt, thái không bị xước vỡ, vừa để nhào bột và mài dao, hết sức tiện lợi.
Thớt có nhiều loại, ví như loại to 250 x 350cm, dày 5 - 19 ly, có in hoa, giá 300.000 đồng; loại điêu khắc đơn giản chỉ 50.000 đồng, thớt kính có giá cao do màu sắc và độ điêu khắc phức tạp. Mặt khác, đây còn là mặt hàng thủ công, hoàn toàn làm bằng tay, nhưng lại có độ bền đặc biệt, đốt không cháy, va đập khó vỡ.
Ông Khuất Văn Học, Phó trưởng phòng Kinh tế thị xã Sơn Tây, cho biết: Sau một ngày làm việc căng thẳng, nghiêm túc, chúng tôi đã lựa chọn được 29 sản phẩm.
Theo đó, các chủ thể có số điểm từ 50 – 70 điểm sẽ đạt 3 sao, 71 – 80 điểm đạt 4 sao, từ 90 điểm trở lên sẽ đạt 5 sao. Thị xã sẽ sớm tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ, để chuyển lên thành phố xem xét công nhận sản phẩm OCOP năm 2020 cho các chủ thể. Dự kiến, sẽ có 3 -4 chủ thể đạt OCOP 4 sao”.
Đến dự và phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Thanh Tiến, Phó chi cục trưởng Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới Hà Nội, cho biết: “Sau 5 phẩm OCOP đầu tiên của năm 2019 thành công, năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch Covid – 19, song thị xã Sơn Tây vẫn tích cực triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, và đã có 29 sản phẩm đủ điều kiện tham gia đánh giá sản phẩm OCOP năm 2020.
Hy vọng, với những nỗ lực lớn của các chủ thể OCOP và sự quan tâm chỉ đạo của các ban ngành, Sơn Tây sẽ dành được nhiều sản phẩm OCOP năm 2020 đạt từ 3 sao trở lên”.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…