Theo quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, có 3 trường hợp được Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cho vay đặc biệt.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) gần đây đã ban hành Thông tư 08/2021/TT-NHNN (Thông tư 08), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/10/2021 quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng (TCTD) được kiểm soát đặc biệt, trong đó quy định 3 trường hợp được Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) cho vay đặc biệt.
Một trong những nguyên tắc quan trọng được quán triệt trong quá trình tái cơ cấu các TCTD giai đoạn 2 được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ưu tiên là bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD có hiệu lực từ ngày 15/1/2018 đã trao cho BHTGVN trách nhiệm lớn hơn nhằm tham gia sâu hơn vào quá trình tái cơ cấu các TCTD. Cụ thể, BHTGVN được mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ trong quá trình cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt. BHTGVN cũng trực tiếp hỗ trợ tài chính và hỗ trợ thanh khoản cho TCTD trong diện kiểm soát đặc biệt thông qua khoản vay đặc biệt theo phương án phục hồi đã được phê duyệt, theo chỉ định của NHNN.
Thông tư 08 ra đời quy định cụ thể về cho vay đặc biệt của NHNN, BHTGVN, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, TCTD khác đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt.
Theo đó, Thông tư 08 nêu rõ: NHNN cho vay đặc biệt đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt bằng nguồn tiền từ thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương về phát hành tiền trong các trường hợp: Cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản đối với TCTD khi TCTD có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống trong thời gian TCTD được kiểm soát đặc biệt, bao gồm cả trường hợp TCTD đang thực hiện phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt; Cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% để hỗ trợ phục hồi đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính, tổ chức tài chính vi mô theo phương án phục hồi đã được phê duyệt; Cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% để hỗ trợ phục hồi đối với ngân hàng thương mại theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt; Cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% đối với ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc trước ngày Luật số 17/2017/QH14 có hiệu lực theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật số 17/2017/QH14 (sau đây gọi là quyết định của Thủ tướng Chính phủ); Cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% đối với ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc trước ngày Luật số 17/2017/QH14 có hiệu lực sau chuyển nhượng theo phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt.
Ba trường hợp BHTGVN sẽ tiến hành cho vay đặc biệt đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt là:
Thông tư cũng quy định việc cho vay đặc biệt của NHNN với lãi suất ưu đãi đến mức 0% do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Số tiền cho vay, mục đích sử dụng, tài sản bảo đảm, lãi suất, thời hạn cho vay, việc trả nợ, miễn, giảm tiền lãi, xử lý đối với khoản cho vay đặc biệt như gia hạn, lãi suất đối với nợ gốc quá hạn được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt.
Loại tiền tệ để cho vay đặc biệt là đồng Việt Nam. Nguồn tiền cho vay đặc biệt của NHNN là từ thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương về phát hành tiền. Nguồn tiền cho vay đặc biệt của BHTGVN là từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ.
Thời hạn cho vay đặc biệt do NHNN xem xét, quyết định nhưng dưới 12 tháng. Về lãi suất, đối với trường hợp cho vay hỗ trợ các TCTD bị kiểm soát đặc biệt khi có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống, lãi suất bằng lãi suất tái cấp vốn trong từng thời kỳ, lãi suất quá hạn bằng 130% lãi suất trong hạn, không áp dụng lãi suất đối với nợ lãi chậm trả. Đối với các khoản vay lãi suất ưu đãi đến 0%, mức lãi suất do NHNN quyết định; lãi suất quá hạn bằng 130% lãi suất trong hạn và không áp dụng lãi suất đối với nợ lãi chậm trả.
Về tài sản bảo đảm, Thông tư quy định thứ tự ưu tiên cầm cố tín phiếu NHNN, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh 100%, lãi khi đến hạn, trái phiếu chính quyền địa phương; cầm cố trái phiếu Ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; trái phiếu các TCTD; thế chấp quyền đòi nợ.
NHNN xem xét việc gia hạn khoản cho vay đặc biệt trên cơ sở tình hình khả năng chi trả của TCTD hoặc chủ trương cơ cấu lại, phương phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng. Thời gian gia hạn mỗi lần dưới 12 tháng.
Khi khoản vay đặc biệt đến hạn, TCTD bị kiểm soát đặc biệt đi vay phải trả hết nợ gốc, lãi vay đặc biệt cho bên cho vay. Bên đi vay có thể trả nợ vay đặc biệt trước hạn.
Đối với khoản cho vay đặc biệt bị phát hiện sử dụng không đúng mục đích, NHNN sẽ thu hồi nợ trước hạn. Bên đi vay phải trả nợ cho bên cho vay trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày NHNN có văn bản thông báo vi phạm. Nợ gốc sử dụng không đúng mục đích hịu lãi suất bằng 130% lãi suất tái cấp vốn do NHNN công bố trong từng thời kỳ.
Trường hợp khoản vay không được gia hạn và bên đi vay không trả được nợ, NHNN chuyển dư nợ sang theo dõi quá hạn, trích tài khoản tại NHNN để thu hồi nợ, yêu cầu bên đi vay chuyển quyền sở hữu tài sản bảo đảm và xử lý các tài sản này để thu hồi nợ…
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…